Phụ lục
Yến mạch là thực phẩm bổ dưỡng được các bác sĩ dinh dưỡng khuyên dùng. Ăn yến mạch có tác dụng gì? Ai không nên ăn yến mạch? Tham khảo những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn biết cách sử dụng yến mạch hiệu quả hơn.
Một trong những loại ngũ cốc tốt nhất trên trái đất là yến mạch. Theo nhiều nghiên cứu, yến mạch là nguồn cung cấp dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời, tốt cho sức khỏe. Bạn chắc chắn sẽ bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn ăn uống nếu như biết được ăn yến mạch có tác dụng gì. Bên cạnh đó, việc ăn yến mạch như thế nào cũng ảnh hưởng đến cơ thể của bạn.
Tên khoa học của loại ngũ cốc yến mạch là Avena sativa. Đối với yến mạch ngũ cốc dạng nguyên chất, bạn phải mất nhiều thời gian để nấu. Do đó, hầu hết mọi người thích sử dụng bột yến mạch nghiền, cán hoặc cắt nhỏ.
Yến mạch đóng hộp là loại đồ ăn nhanh được chế biến kỹ. Bạn sẽ không mất nhiều thời gian để nấu nhưng kết cấu lại xốp. Người ta thường ăn yến mạch vào bữa sáng, chẳng hạn như bột yến mạch hay cháo yến mạch. Yến mạch cũng thường có trong thanh kẹo, bánh nướng xốp hoặc bánh quy.
Yến mạch
Yến mạch được đánh giá có hàm lượng dinh dưỡng vượt trội hơn nhiều loại ngũ cốc khác. Các vitamin cùng khoáng chất thiết yếu có trong yến mạch rất tốt cho sức khỏe bao gồm:
Chất xơ hòa tan có trong yến mạch sẽ giúp ích nhiều cho hệ tiêu hóa. Chúng kích thích cơ trơn trong ruột co bóp, tăng nhu động ruột. Nhờ đó mà quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra nhanh chóng. Yến mạch là sự lựa chọn lý tưởng cho những người gặp vấn đề về đường ruột như ăn không tiêu, táo bón, đầy hơi...
Theo nhiều nghiên cứu, lượng calo trong yến mạch thấp hơn nhiều so với khoai lang, gạo và lúa mì. Nếu bạn đang trong chế độ tập luyện hay ăn kiêng giảm cân thì rất nên ăn yến mạch. Các dưỡng chất quý giá trong ngũ cốc này sẽ không khiến cơ thể bạn bị thiếu chất. Chưa hết, chất Beta-glucan trong yến mạch có vai trò ổn định đường huyết, cho cảm giác no lâu. Chất xơ cũng giúp đốt cháy mỡ thừa tích trữ, cho bạn vóc dáng thon gọn.
Trẻ sơ sinh ăn yến mạch trong độ tuổi ăn dặm sẽ giảm nguy cơ mắc hen suyễn đáng kể. Công dụng này đã được các nhà khoa học ghi nhận.
Bệnh nhân tiểu đường hãy thường xuyên ăn yến mạch để giảm lượng đường trong máu. Yến mạch sẽ cung cấp carbohydrate giúp chuyển hóa thức ăn thành đường đơn giản. Hoạt chất beta-glucan có lợi ích ức chế đường hấp thu nhiều vào máu sau bữa ăn.
Yến mạch rất tốt cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần
Beta-glucan cùng các loại vitamin, khoáng chất trong yến mạch sẽ góp phần củng cố hệ miễn dịch. Cơ thể bạn sẽ có thêm sức chống đỡ trước bệnh tật. Chất này còn làm tăng hiệu quả hoạt động của bạch cầu, loại bỏ tác nhân gây hại, đẩy lùi nhiễm trùng trong cơ thể.
Chất xơ cùng chất chống oxy hóa có công dụng giảm cholesterol xấu trong máu. Phương thuốc tự nhiên này sẽ ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như xơ vữa mạch máu hay đột quỵ. Hoạt chất lignin, enterolactone được tìm thấy trong yến mạch còn duy trì tim hoạt động khỏe mạnh.
Hàm lượng chất xơ cao, chất béo và natri thấp đã giúp yến mạch trở thành thực phẩm làm giảm huyết áp. Các bệnh nhân cao huyết áp được khuyến khích nên ăn sáng với yến mạch để kiểm soát bệnh tốt hơn, tránh gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chất saponin được tìm thấy trong yến mạch giúp làm sạch dầu nhờn dư thừa trên tóc, tẩy bụi bẩn, tế bào chết, mảng gàu bám dính da đầu. Nhờ đó, bạn sẽ loại bỏ được cơn ngứa ngáy. Các chất protein, lipid, magie, sắt và kali còn giúp dưỡng ẩm, sửa chữa tổn thương trên da đầu, ngăn ngừa gàu, cho nang tóc chắc khỏe, hạn chế rụng tóc.
Yến mạch còn có công dụng làm đẹp da. Mặt nạ yến mạch giúp làm sạch dầu nhờn trên da, chống viêm, kháng khuẩn, làm trắng da. Yến mạch cũng hỗ trợ điều trị mụn trứng cá hiệu quả.
Yến mạch có công dụng làm đẹp da
Chất chống oxy hóa mạnh Avenanthramides có trong yến mạch với hàm lượng cao. Nó có khả năng tiêu diệt gốc tự do gây hại, ngăn ngừa ADN biến đổi gây ung thư. Chất này còn góp phần giảm viêm nhiễm động mạch và ổn định huyết áp.
Chất xơ và tinh bột trong yến mạch khi vào đến dạ dày sẽ hoạt động như chất trung hòa axit. Chất này có công dụng hấp thụ bớt dịch vị dư thừa trong dạ dày và axit từ thức ăn. Việc này sẽ cải thiện các dấu hiệu của trào ngược dạ dày.
Thành phần của yến mạch có các axit amin giúp tăng khả năng sản xuất lecithin tại gan. Nhờ đó, chức năng hoạt động của gan sẽ nâng cao, cơ thể được đào thải độc tố hiệu quả.
Hơn thế nữa, khoáng chất magie giúp thư giãn cơ. Bạn sẽ cảm thấy hiện tượng đau nhức cơ bắp, chuột rút được cải thiện đáng kể.
Tỷ lệ Carbohydrate cao dù chỉ số đường huyết thấp của yến mạch khiến bạn cần phòng ngừa nếu muốn ăn. Bạn cần đo lường kỹ lượng carbohydrate hấp thụ hàng ngày để đưa yến mạch vào khẩu phần ăn uống.
Ai không nên ăn yến mạch?
Thiếu máu do nguyên nhân thiếu sắt là trở ngại quan trọng khi tiêu thụ yến mạch. Loại ngũ cốc này sẽ ngăn cản sự hấp thụ hoàn toàn của chất sắt từ ruột vào máu.
Những người bị bệnh Crohn, viêm ruột hoặc viêm túi thừa cần tránh tiêu thụ yến mạch. Yến mạch sẽ làm bệnh lý trầm trọng. Nếu bạn đang bị viêm dạ dày ruột hay tiêu chảy thì cũng cần ngừng ăn yến mạch.
Hội chứng dị ứng với yến mạch khiến hệ miễn dịch phản ứng bất thường. Chúng sẽ gây kích thích niêm mạc, đầy hơi, đau bụng. Nếu quá mẫn cảm với yến mạch, bạn cần tránh sử dụng để không gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên hạn chế ăn yến mạch. Loại ngũ cốc này có liên quan đến mức độ bài tiết hormone. Mẹ bầu và mẹ đang cho con bú có thể dùng cám yến mạch hoặc yến mạch nguyên chất, dạng thực phẩm đã được chế biến.
Yến mạch được mệnh danh là nữ hoàng của các loại ngũ cốc nhờ giá trị dinh dưỡng mà nó mang đến. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được chi tiết đáp án cho thắc mắc ăn yến mạch có tác dụng gì và nên dùng yến mạch như thế nào cho đúng cách. Ngoài việc ăn yến mạch, bạn cũng đừng quên có chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn để giúp cho sức khỏe luôn ổn định. Các bài chạy bộ trên máy chạy bộ điện chính là giải pháp hoàn hảo để bạn tập luyện tại nhà!