Phụ lục
Chụp cộng hưởng từ hay còn gọi chụp MRI là phương pháp giúp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng và phát hiện bệnh hiệu quả tiên tiến nhất hiện nay. Đây là phương pháp còn khá mới mẻ đối với nhiều người vì họ không biết chụp cộng hưởng từ sẽ có tác dụng như thế nào?
Chụp MRI mang đến hình ảnh rõ nét và chẩn đoán bệnh lý chính xác nhất trong tất cả phương pháp. Thường được sử dụng để chẩn đoán các bệnh liên quan đến những cơ quan của cơ thể như xương, gân. Cùng tìm hiểu chi tiết những tác dụng của chụp cộng hưởng từ mang lại qua bài viết này nhé!
Chụp cộng hưởng từ cho kết quả chính xác
Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật chụp hình tạo ra hình ảnh giải phẫu chi tiết ba chiều của dây cột sống và não. Thường công nghệ này được sử dụng để phát hiện, chẩn đoán và theo dõi bệnh. Phương pháp chụp MRI không sử dụng tia X và nó không ảnh hưởng gì đến sức khỏe khi chụp. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại , hiệu quả cao và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Những thông tin khi chụp MRI mang lại sẽ giúp bác sĩ nhiều hơn trong việc nắm bắt bệnh tình của người bệnh.
Máy chụp cộng hưởng từ MRI sử dụng các nam châm mạnh để tạo ra từ trường mạnh, qua đó buộc các proton bên trong cơ thể phải điều chỉnh theo từ trường đó. Khi có một dòng điện hoạt động với tần số vô tuyến chạy qua bệnh nhân, các proton trong cơ thể bị kích thích. Lúc này, nó sẽ thoát ra khỏi trạng thái cân bằng và căng ra chống lại các lực kéo của từ trường.
Khi từ trường tần số vô tuyến bị tắt, các cảm biến của MRI có thể phát hiện ra những năng lượng được giải phóng khi những proton liên kết lại với từ trường. Thời gian để những proton liên kết lại với từ trường và lượng năng lượng được giải phóng, sẽ thay đổi phụ thuộc vào môi trường hoặc bản chất hóa học của những phân tử. Dựa vào đây, các bác sĩ sẽ có thể nhận ra và phân biệt sự khác nhau giữa các loại mô.
Để có được hình ảnh từ chụp cộng hưởng từ MRI, người bệnh được đặt trong một nam châm lớn và tuyệt đối phải giữ yên trong suốt quá trình chụp để không làm chất lượng hình ảnh bị kém và mờ. Thuốc cản quang sẽ có thể được tiêm tĩnh mạch cho người bệnh trước hoặc trong khi chụp ảnh MRI, để tăng tốc độ mà các proton liên kết lại với từ trường. Các proton hoạt động tái thiết kế càng nhanh thì hình ảnh sẽ càng sáng.
Máy chụp cộng hưởng từ MRI đặc biệt rất thích hợp để chụp hình ảnh của các bộ phận không có xương và các mô mềm của cơ thể. Nó khác với chụp CT và X- quang ở chỗ khi chụp MRI sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe của người bệnh. Tủy sống, não, dây thần kinh và các cơ, dây chằng và gân khi chụp bằng phương pháp MRI sẽ nhìn thấy rõ ràng hơn nhiều so với chụp CT và X- quang thông thường. Vì vậy, MRI thường được sử dụng để chụp hình ảnh các chấn thương ở vị trí đầu gối và vai.
Đối với não, chụp MRI có thể phân biệt giữa chất xám và chất trắng. Bên cạnh đó, nó cũng có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán chứng phình động mạch và các khối u. Vì MRI không sử dụng tia X hay các bức xạ khác, nên nó là phương pháp chụp hình ảnh được dùng để chẩn đoán bệnh nhiều nhất. Nhất là chụp cho não, nó giúp phát hiện bệnh khá chính xác. Nhưng chụp MRI thường đắt hơn chụp X- quang và CT rất nhiều.
Chụp cộng hưởng từ rất thích hợp để chụp những bộ phận không xương và mô mềm
Thông thường, chụp MRI sẽ không phải là phương pháp đầu tiên được lựa chọn sử dụng nếu bạn chấn thương nhẹ. Tuy nhiên nếu rơi vào những trường hợp dưới đây bác sĩ sẽ hướng dẫn và tư vấn hoặc yêu cầu bệnh nhân chụp cộng hưởng từ MRI:
Quá trình chụp cộng hưởng từ MRI thường sẽ mất khoảng từ 12 đến 20 phút tùy theo số lượng cơ quan, bộ phận chụp và phục thuộc vào sự hợp tác của người bệnh trong lúc chụp. Tuy nhiên, nếu trường hợp bác sĩ chẩn đoán và phát hiện có những biểu hiện bất thường hơn, thì thời gian chụp MRI có thể sẽ phải kéo dài hơn. Sau khi chụp xong, thời gian được trả kết quả sớm nhất là khoảng tầm 15 phút (trong những trường hợp cấp cứu). Ngoài ra, những ca bệnh nào khó hơn cần hội chẩn thì thời gian có thể sẽ kéo dài khoảng vài tiếng đồng hồ.
Thời gian cho kết quả khá nhanh
Chụp MRI không sử dụng bức xạ, nên người bệnh không có nguy cơ tiếp xúc với các bức xạ trong quá trình chụp cộng hưởng từ. Tuy nhiên vì khi chụp sử dụng nam châm mạnh, nên không thể thực hiện chụp MRI trên những bệnh nhân:
Thai phụ không nên chụp MRI
Máy chụp MRI được sử dụng để chụp ảnh của bất kỳ bộ phận nào của cơ thể như đầu, bụng, chân, khớp,... theo bất kỳ hướng chụp hình ảnh nào. Chụp MRI cung cấp về độ tương phản mô mềm tốt hơn chụp CT. Bên cạnh đó, nó có thể phân biệt tốt hơn giữa các bộ phận như mỡ, cơ, nước và các mô mềm khác so với chụp CT. Những hình ảnh từ việc chụp MRI này cung cấp thông tin hữu ích cho bác sĩ và giúp chẩn đoán được nhiều loại bệnh, tình trạng khác nhau của mỗi bệnh. Ngoài ra nó còn mang lại một số ưu điểm sau:
Chụp MRI an toàn hơn các phương pháp khác
Với những chia sẻ trên về chụp cộng hưởng từ, hy vọng bạn sẽ bổ sung thêm cho mình được nhiều kiến thức hơn. Chụp cộng hưởng từ MRI sẽ mang lại thông tin chính xác và hiệu quả hơn những phương pháp chụp khác, tuy nhiên việc chụp MRI cũng sẽ hạn chế một số vấn đề liên quan đến kim loại. Để biết thông tin chi tiết nhất có thể gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn nhé! Bạn hãy thường xuyên truy cập website sieuthitaigia.vn để cập nhật các bài viết chăm sóc sức khỏe hữu ích cũng như tham khảo những thiết bị thể dục thể thao tân tiến như ghế massage, máy chạy bộ, xe đạp tập... nhé!
SIÊU THỊ TẠI GIA
Hiểu rõ về các căn bệnh cũng là điều cần thiết để phòng ngừa chúng. Tuy nhiên, như thế chưa đủ, bạn cần dành ra khoảng 60 phút mỗi ngày để tập luyện thể thao hằng ngày. Nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể phòng tránh các căn bệnh một cách hiệu quả. Đừng lo lắng nếu bạn không có đủ thời gian đến phòng tập hằng ngày, sử dụng máy chạy bộ Elipsport hoặc xe đạp tập để tập luyện hoặc thư giãn tinh thần với ghế massage của thương hiệu Elipsport được phân phối chính hãng tại Siêu Thị Tại Gia. Đây là phương pháp thích hợp nhất cho trường hợp này.