Phụ lục
Tiêm bắp tay bị sưng đau là tình trạng mà nhiều người thường hay gặp phải. Nhưng không phải ai cũng quan tâm đến và có những kiến thức về nó. Lâu dần tình trạng này sẽ diễn ra lâu hơn cũng như dễ dẫn đến nhiều biến chứng về sau.
Tiêm bắp tay là một trong những cách thức đưa thuốc vào cơ thể mà nhiều người thường sử dụng. Nhưng nếu thuốc chèn ép lại sẽ xảy ra tình trạng sưng đau bắp tay. Lâu dần sẽ hình thành tình trạng áp xe. Các vết này nếu không chăm sóc đúng cách sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó nếu sau khi tiêm bắp tay bị sưng đau thì hãy cẩn thận.
Tiêm bắp tay bị sưng đau là bị gì?
Biến chứng cơ xơ hóa sau tiêm thường là phản ứng do tiêm kháng sinh hơn là thuốc giảm đau. Thời điểm xảy ra biến chứng cũng khá muộn, nhiều xuất hiện nhiều tháng sau khi tiêm thuốc.
Trường hợp gây đau này có thể là do thuốc tiêm tích tụ và chèn ép vào thần kinh. Nó gây ra chi phối cảm giác cho vùng bắp tay cũng như gây đau. Hay còn được gọi là áp xe.
Áp xe là một nhiễm khuẩn trú sâu bên trong da, biểu hiện gây sưng nóng đỏ đau. Có rất nhiều dạng áp xe xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Bạn cũng có thể bắt gặp sau tiêm chích dưới da hoặc tiêm bắp. Đặc biệt là khi tiêm các thuốc dầu hay thuốc nội tiết, thuốc bổ, kể cả tiêm vacxin nhưng sẽ hiếm gặp...
Nếu sau tiêm thấy vùng tiêm bị rắn chắc như quả trứng thì có thể sử dụng để chườm ấm. Khi đó cục rắn sẽ tan dần. Nhưng nếu không tan mà có sưng nóng đỏ đau ngày càng nặng hơn thì cần dùng kháng sinh để chống viêm. Nếu áp xe mưng mủ thì phải chích dẫn để lưu mủ kết hợp với dùng kháng sinh. Trường hợp áp xe lạnh và đã tạo thành khối rắn chắc nơi tiêm nhưng lại không đau thì đừng lo, nó sẽ tan dần.
Khi lượng vi khuẩn ở mức nào đó phát triển đủ mạnh để vượt qua được miễn dịch, tình trạng viêm lúc này đã trở nên trầm trọng hơn. Mủ và các dịch được sinh ra trong quá trình viêm sẽ được tích tụ tại vị trí áp xe. Khi ấy bạn sẽ cảm thấy đau nhức hơn và tình trạng sưng đỏ càng lan rộng. Điều đó cũng có nghĩa là ổ viêm không còn được kiểm soát như ban đầu. Khi đó sẽ cần đi đến trung tâm y tế gần nhất nếu bạn không muốn biến chứng về sau.
Vết viêm nhiễm bị lan rộng ra
Vi khuẩn ở ổ áp xe hoàn toàn có khả năng lây sang các vùng cơ thể khác. Các hoạt động hằng ngày hay tiếp xúc với ổ áp xe có thể đưa vi khuẩn di chuyển sang các bộ phận khác. Điều nguy hiểm nhất trong trường hợp này là vi khuẩn sẽ có khả năng đi sâu vào cơ thể. Khi đó tình hình sẽ càng nguy hiểm hơn. Lượng vi khuẩn này hoàn toàn có khả năng gây ra nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn. Hai biến chứng này được xem như là khó điều trị nhất và có tỉ lệ tử vong cao. Việc chăm sóc và điều trị ngay từ sớm sẽ làm cho vi khuẩn không thể phát triển cũng như lây lan. Tình trạng viêm nhiễm ngay lập tức sẽ được kiểm soát trước khi nó nguy hiểm hơn.
Khả năng lây lan của áp xe sang cơ thể khác nếu bạn sống cùng người thân là hoàn toàn có thể xảy ra. Những tiếp xúc hằng ngày hay việc sử dụng chung vật dụng có thể làm cho vi khuẩn nhanh chóng phát tán. Với một cơ thể khỏe mạnh, điều này sẽ không quá lo ngại. Tuy nhiên, trong trường hợp người ở cùng có hệ miễn dịch yếu hay lượng vi khuẩn đủ lớn, bệnh sẽ có thể lây chéo.
Áp xe hoàn toàn có thể tự khỏi. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì vi khuẩn vẫn có thể tồn tại tại một số vị trí áp xe. Lượng vi khuẩn này vẫn chưa có khả năng gây nguy hiểm. Nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ sinh sôi và tái phát áp xe. Việc chăm sóc xử lý ổ áp xe có thể loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn. Bạn sẽ phòng ngừa được tình trạng tái viêm nhiễm.
Rửa tay để sát khuẩn
Đầu tiên bạn hãy rửa sạch tay bằng xà phòng hay những dung dịch sát khuẩn. Nên làm điều này hằng ngày, đặc biệt là trước khi tiến hành chăm sóc ổ áp xe. Điều này sẽ giúp bạn tránh đưa thêm vi khuẩn đến vị trí bị tổn thương. Rửa tay thường xuyên cũng là một cách giúp hạn chế sự lây lan vi khuẩn của ổ áp xe.
Trong trường hợp áp xe nhẹ, bạn có thể tự loại bỏ áp xe tại nhà bằng cách chườm ấm. Đây là một trong những phương pháp khắc phục áp xe tại nhà tốt nhất mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng.
Nhiệt giúp gia tăng lưu thông máu. Chườm ấm tại vị trí nào thì nhiệt sẽ giúp tăng tuần hoàn tại đó. Máu mang đến nhiều tế bào bạch cầu và kháng thể đến vị trí áp xe hơn. Khả năng miễn dịch được tăng cường nhằm chống lại vi khuẩn cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng tốt hơn. Biện pháp này cũng giúp mở rộng ổ áp xe nhằm sát trùng loại bỏ vi khuẩn.
Đây là bước chăm sóc quan trọng nhất để loại bỏ vi khuẩn. Các dung dịch sát khuẩn sẽ tiêu diệt vi khuẩn nằm ở ổ áp xe. Việc lựa chọn được dung dịch phù hợp sẽ giúp cải thiện thời gian hồi phục thương tổn. Và nó cũng tránh vi khuẩn quay trở lại hình thành nên ổ áp xe mới. Các dung dịch sát khuẩn khi sử dụng cũng phải đáp ứng được tiêu chí:
Sát khuẩn loại bỏ vi khuẩn
Tiêm bắp tay bị sưng đau tưởng chừng là đơn giản nhưng nó thật ra lại có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Do đó nếu tiêm bắp tay bị nhức hay tiêm bắp tay bị sưng bạn cũng nên theo dõi chặt chẽ. Nếu thấu cơ thể có dấu hiệu lạ hãy đi đến trung tâm y tế gần nhất. Tham khảo thêm nhiều bài viết khác được cập nhật tại sieuthitaigia.vn nhé!