Phụ lục
Nuốt kem đánh răng là điều không thể tránh khỏi ở trẻ nhỏ hoặc người lớn đôi khi bất cẩn cũng dễ mắc phải tình huống này. Việc ăn kem đánh răng có ảnh hưởng gì không? Bạn hãy tham khảo bài viết này để có câu trả lời.
Giáo dục trẻ biết cách vệ sinh răng miệng là điều bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng cần làm. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen, kỹ năng sống cũng như bảo vệ cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, ở thời điểm ban đầu, điều ba mẹ sợ nhất chính là bé lỡ ăn kem đánh răng. Vậy trẻ nuốt kem đánh răng có sao không và làm thế nào để hạn chế tình trạng này?
Bé nuốt kem đánh răng có bị sao không?
Thành phần rất quan trọng của kem đánh răng chính là Fluor. Chất này đóng vai trò giúp răng được chắc khỏe, hạn chế tình trạng sâu răng mãn tính. Tuy nhiên, nếu chẳng may sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến một số tác dụng trái chiều bao gồm:
Chính vì thế, việc thường xuyên nuốt kem đánh răng là một vấn đề không đơn giản chút nào. Điều này chẳng những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng mà còn gây hại đến sức khỏe tổng quát của cơ thể bé. Nhất là đối với trẻ nhỏ, bạn nên hạn chế cho bé nuốt kem đánh răng thường xuyên. Nếu vấn đề này ngày càng nghiêm trọng, bạn cần đến sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.
Cho bé uống nhiều nước là điều nên làm nếu lỡ nuốt kem đánh răng
Sau khi đã biết được bé nuốt kem đánh răng có sao không thì điều quan trọng là bạn cần biết cách xử lý đúng để bảo vệ bé tránh khỏi tác hại của việc nuốt kem đánh răng một cách tối đa. Ảnh hưởng tiêu cực khi bé nuốt kem đánh răng chỉ xảy ra nếu bé đã lỡ nuốt quá nhiều mà ba mẹ không biết biện pháp khắc phục. Ba mẹ không cần lo lắng nếu như bé tập đánh răng lần đầu và lỡ vô ý nuốt phải, bởi vì ăn kem đánh răng 1, 2 lần thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu quá lo lắng thì phụ huynh hãy cho bé uống nhiều nước để đẩy nhanh quá trình bài tiết, hòa tan lượng kem đánh răng vừa nuốt và nhanh chóng đẩy chúng ra ngoài.
Để bé không lặp lại tình trạng nuốt kem đánh răng ở những lần sau, ba mẹ cần làm gương để bé biết lúc nào cần nhổ kem đánh răng ra ngoài sau khi đã thực hiện chải răng xong. Ba mẹ cần quan sát, đồng hành cùng bé để bé tập đến khi nhuần nhuyễn, tạo thành thói quen rồi mới thôi.
Ban đầu, để bé bỏ thói quen thường xuyên nuốt kem đánh răng, ba mẹ hãy tập cho bé đánh răng với nước trắng trước. Tiếp đó, ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ nhổ bỏ rồi súc miệng lại với nước sạch. Cuối cùng, ba mẹ hãy tập cho bé dùng nước muối sinh lý để súc miệng, đây cũng là một thói quen rất tốt đối với sức khỏe răng miệng.
Sau khi bé đã quen thuộc với giai đoạn đánh răng, ba mẹ hãy tập cho bé dùng kem đánh răng. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại sản phẩm chuyên dụng cho bé. Những loại kem này có hàm lượng chất Fluor thấp hơn bình thường. Ba mẹ hãy lưu ý đừng chọn loại kem đánh răng có mùi quá thơm hoặc kem có vị ngọt vì bé dễ bị nhầm lẫn với thức ăn dẫn đến nuốt vào trong.
Cuối cùng, ba mẹ hãy chọn kem đánh răng có thể nuốt được để hạn chế ảnh hưởng cho sức khỏe của bé vào thời gian đầu tập cho trẻ đánh răng. Một số dòng kem đánh răng nổi tiếng phù hợp với lứa tuổi của trẻ có thể kể đến là Pigeon, Pierrot, Lion,... Mặc dù được nhà sản xuất quảng cáo là nuốt được nhưng ba mẹ vẫn cần tập cho bé thói quen nhổ kem đánh răng để không ảnh hưởng sau này.
Ba mẹ có thể chọn kem đánh răng nuốt được cho bé dưới 3 tuổi
Nếu như bé còn quá nhỏ và chưa thể kiểm soát việc nuốt kem, ba mẹ tốt nhất là nên chọn cho bé sử dụng loại kem không chứa flo. Đây là sản phẩm được sản xuất chuyên dành cho những bé đang tập đánh răng. Tuy an toàn cho cơ thể nhưng ba mẹ cần cố gắng cho trẻ hiểu rằng nuốt kem là việc vô cùng nguy hiểm, dạy bé biết cách giữ gìn vệ sinh răng miệng nhé!
Nếu bác sĩ khoa nhi hoặc nha sĩ đồng ý, ba mẹ có thể cho bé đánh răng với kem đánh răng có flo từ lúc 3 tuổi. Kể cả khi kem đánh răng có chất flo là an toàn thì ba mẹ vẫn cần tiếp tục để mắt và điều chỉnh hoạt động đánh răng của trẻ cho đúng cách, nhất là các bước đánh răng đúng để không gây tổn thương cho răng miệng.
Dù chọn loại kem đánh răng có thể nuốt hay không thể nuốt thì thói quen ăn kem đánh răng ở trẻ nhỏ là một điều không hề tốt. Ba mẹ hãy theo dõi và đừng để hành vi này lặp lại quá nhiều lần. Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp ba mẹ có thêm kiến thức để cho bé biết bảo vệ răng miệng đúng cách.