Phụ lục
Hoa đậu biếc được xem là loại dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh, tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, uống hoa đậu biếc nhiều có tốt không? Liều lượng dùng như thế nào thì tốt cho sức khỏe? Bạn hãy tham khảo những chia sẻ trong bài viết này để giải đáp thắc mắc.
Chắc hẳn ai cũng biết hoa đậu biếc với thành phần chứa chất chống oxy hóa phong phú, mang đến nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Liệu tốt là thế thì có thể uống nhiều được hay không? Hiểu được uống hoa đậu biếc nhiều có tốt không sẽ giúp bạn sử dụng loại dược liệu này đúng cách, không lạm dụng để tránh rước họa vào thân.
Những năm gần đây, hoa đậu biếc được săn đón khá nhiều bởi nó đã được thần thánh hóa như một loại thần dược. Trên các trang mạng xã hội, nhiều người truyền tai nhau rằng công dụng của hoa đậu biếc rất đa dạng, có thể trị bách bệnh, giảm cân, làm đẹp da… Tuy nhiên, dù có tốt đến đâu thì cơ thể bạn cũng sẽ bị gây hại nếu dùng quá liều lượng.
Không nên lạm dụng trà hoa đậu biếc
Lương y Nguyễn Hồng Thúy công tác tại hội Đông y Cà Mau cho biết, hoa đậu biếc nếu dùng không đúng sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho sức khỏe. Trên thực tế, hoa đậu biếc với thành phần proanthocyanidin có công dụng cải thiện lưu thông máu, cải thiện hệ thần kinh trung ương, tăng cường trí nhớ. Thêm vào đó, hợp chất anthocyanin trong hoa đậu biếc còn có tác dụng tăng sinh collagen trong cơ thể và cải thiện độ đàn hồi trên da.
Tuy nhiên, lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo rằng chúng ta không nên thần thánh hóa công dung của dược liệu này. Bạn chỉ nên xem đây là thức uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Nếu lạm dụng hoặc dùng sai liều lượng thì người dùng sẽ rước thêm bệnh vào thân. Đáp án của câu hỏi uống nhiều nước hoa đậu biếc có tốt không chính là không. Trà hoa đậu biếc chứa nhiều caffein sẽ khiến con người cảm thấy lo lắng, bồn chồn, khó tiêu, nhịp tim tăng dẫn đến sức khỏe bị ảnh hưởng.
Uống hoa đậu biếc nhiều có tốt không? Theo lượng y đa khoa Bùi Đắc Sáng tại Hội Đông y Hà Nội thì hoa đậu biếc không được xem là một loại thuốc mà chỉ nên dùng như thức uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Bạn không nên vì uống hoa đậu biếc mà không điều trị bệnh theo chẩn đoán của bác sĩ. Hoa đậu biếc uống nhiều có tốt không? Chẳng những không tốt mà hoa đậu biếc còn có khả năng gây hại.
Bạn chỉ nên uống từ 5 đến 10 bông hoa đậu biếc mỗi ngày
Mỗi ngày, bạn chỉ nên dùng khoảng 5 đến 10 bông hoa để pha trà hoa đậu biếc và uống từ 1 đến 2 tách trà là đủ. Nước trà hoa đậu biếc khá dễ uống nên có thể khiến bạn thích thú, uống không kiểm soát. Thời điểm tốt nhất để uống trà hoa đậu biếc giảm cân, giảm mỡ thừa là vào sau bữa ăn. Ngoài ra, uống trà hoa đậu biếc đúng cách trước khi đi ngủ giúp an thần, ngủ ngon hơn.
Xem thêm:
Cũng tương tự như nhiều loại trà thảo dược khác, việc lạm dụng trà hoa đậu biếc sẽ khiến bạn gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đáp án của câu hỏi uống nhiều hoa đậu biếc có tốt không thì bạn cũng cần lưu ý những điều sau khi sử dụng loại thức uống này:
Người lớn tuổi cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn uống trà hoa đậu biếc
Sử dụng hoa đậu biếc đúng cách sẽ giúp bạn hấp thụ được các lợi ích tối đa. Dù sử dụng hoa đậu biếc với mục đích bồi bổ sức khỏe hay lấy màu thực phẩm thì bạn có thể dùng hoa tươi, hoa sấy khô hoặc bột hoa đều được. Bạn có thể tìm thấy hoa đậu biếc dễ dàng bằng cách hái hoặc mua về sử dụng.
Hoa đậu biếc tươi khá khó để bảo quản vì chúng dễ bị dập và nhanh héo. Không phải lúc nào bạn cũng có sẵn hoa để sử dụng bởi nó thường nở theo mùa. Tốt nhất thì bạn hãy dùng hoa ở dạng sấy khô, cất dùng dần nếu muốn sử dụng quanh năm.
Hoa đậu biếc khô có thể dùng quanh năm
Khi chọn mua hoa đậu biếc tươi, bạn hãy tìm các hoa có màu xanh dương đậm, phần đầu cánh hoa ngả sang màu tím rồi nhạt dần ở cuống. Đây là những bông hoa chất lượng tốt nhất.
Hoa đậu biếc thực chất chỉ là một loại dược liệu hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Nếu biết cách sử dụng, loại hoa này sẽ phát huy tối đa công dụng của nó. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được uống hoa đậu biếc nhiều có tốt không và liều lượng nên dùng như thế nào. Với bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào, bạn cũng không nên lạm dụng để tránh các tác dụng phụ không đáng có.