Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng giúp bé lớn nhanh
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng giúp bé lớn nhanh như thế nào là mối bận tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Bạn hãy tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết này để có thêm gợi ý xây dựng thực đơn cho bé.
Suy dinh dưỡng ở trẻ là tình trạng cơ thể bé không được cung cấp đủ chất đạm, năng lượng cùng nhiều yếu tố vi lượng khác giúp cơ thể phát triển tốt. Loại bệnh lý này thường hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, ngoài ra, một số trẻ lớn hơn cũng có trường hợp bị suy dinh dưỡng. Trang bị kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng sẽ giúp mẹ cân đối thực đơn ăn uống khoa học.
1. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé như thế nào?
Khi bé có chiều cao và cân nặng thấp hơn so với chiều cao và cân nặng chuẩn cùng độ tuổi nghĩa là bé đã bị suy dinh dưỡng thấp còi. Đây là tình trạng thường thấy ở những bé dưới 3 tuổi vì quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ không đạt yêu cầu về chất lượng.
Bé suy dinh dưỡng có nguy cơ cao bị thấp còi khi trưởng thành
Những trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng có nguy cơ cao bị thấp còi khi trưởng thành, chiều cao thấp. Các bé gái còn có khả năng gặp khó khăn khi sinh nở, nguy cơ sinh con bị suy dinh dưỡng cao. Những ảnh hưởng của tình trạng suy dinh dưỡng được chia theo từng giai đoạn phát triển của bé, cụ thể như sau:
- Giai đoạn bào thai: Những em bé bị suy dinh dưỡng từ khi còn trong bụng mẹ có nguy cơ sinh ra chiều dài thấp, nhẹ cân. Nguy hiểm hơn, thai nhi có thể bị sinh non gây ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển sau này.
- Giai đoạn từ 0 - 2 tuổi: Thời điểm này là tiền đề quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của bé. Chiều cao lúc bé 2 tuổi sẽ bằng một nửa chiều cao lúc bé trưởng thành. Do đó, những bé bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn này cần được chăm sóc cẩn thận.
- Giai đoạn trước khi dậy thì và dậy thì: Các bé gái trước khi có kinh nguyệt và bé trai trước 17 tuổi và thởi điểm phát triển chiều cao nhanh nhất. Nếu như bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn này, chiều cao khi trưởng thành của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng
2.1. Giai đoạn bào thai
Giai đoạn mang thai là lúc dinh dưỡng từ người mẹ sẽ truyền sang cho con. Vì thế, để tránh thai nhi bị suy dinh dưỡng, người mẹ hãy bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và vitamin cần thiết cho bé. Chế độ ăn uống cho mẹ như sau:
- Uống viên sắt và axit folic trong suốt thời kỳ mang thai. Nếu mẹ bị thiếu canxi, mẹ hãy bổ sung canxi đầy đủ để cung cấp cho em bé.
- Ăn uống đầy đủ protein và năng lượng trong bữa ăn hàng ngày.
Mẹ hãy cho bé bú đến 24 tháng hoặc lâu hơn
- Để bổ sung canxi tự nhiên, mẹ hãy ăn nhiều tôm cua, ngũ cốc, sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Sử dụng muối i ốt để chế biến thức ăn cho mẹ bầu.
- Sau khi sinh em bé, mẹ hãy cho bé bú sữa trong vòng 6 tháng đầu tiên. Bé nên được nuôi bằng sữa mẹ đến 24 tháng hoặc lâu hơn.
- Trong thời gian cho bé bú, mẹ hãy tiếp tục ăn uống đầy đủ, bổ sung thêm viên sắt, canxi, vitamin...
2.2. Giai đoạn bé từ 0 - 2 tuổi
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi giai đoạn từ 0 - 2 tuổi nên được bổ sung sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng. Đến khi bé được 5, 6 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé ăn dặm thêm. Tùy thuộc vào độ tuổi của bé mà mẹ cần tăng lượng thức ăn và số bữa ăn trong ngày. Chẳng hạn như:
- Bé từ 5 - 6 tháng tuổi mỗi ngày ăn 1 bữa bột loãng.
- Bé từ 7 - 9 tháng tuổi mỗi ngày ăn từ 2 - 3 bữa cháo.
- Bé từ 10 - 12 tháng tuổi mỗi ngày ăn 3 - 4 bữa cháo.
- Bé trên 1 tuổi mỗi ngày nên ăn 4 bữa.
2.3. Giai đoạn trẻ ở tuổi tiền dậy thì và dậy thì
Nhu cầu dinh dưỡng của bé vào giai đoạn này sẽ phụ thuộc ở từng độ tuổi nhất định, phân chia theo giới tính. Mỗi ngày, trung bình trẻ em nữ sẽ cần từ 1900 đến 2300 calo trong khi trẻ em nam cần 2100 đến 2300 calo. Ba mẹ hãy cho các bé ăn đủ 3 bữa trong ngày với đầy đủ những dưỡng chất cần thiết bao gồm:
- Đạm động vật và đạm thực vật như cua, tôm, thịt, trứng, cá, giá đỗ, đậu nành... giúp tạo nội tiết tố, cấu trúc tế bào, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Chất béo từ động vật và thực vật sẽ giúp ích cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ phát triển thể lực nhờ nguồn năng lượng dồi dào.
Trẻ tuổi dậy thì nên ăn nhiều chất béo
- Sắt có nhiều trong thịt bò, tiết, gan, tim, trứng hoặc cho bé uống bổ sung viên sắt, sắt dạng nước để cung cấp đầy đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể.
- Canxi có nhiều trong sữa, các chế phẩm từ sữa, cua, tôm... giúp bé phát triển chiều cao nhanh chóng, hỗ trợ xương và răng phát triển tốt. Mỗi ngày, mẹ hãy bổ sung 1000mg canxi để đảm bảo chế độ ăn cho bé suy dinh dưỡng.
- Vitamin A có nhiều trong trứng, gan, sữa, các loại củ quả màu vàng hoặc đỏ, các loại rau xanh...
- Vitamin D có trong phô mai, sữa, cua, tôm, sữa chua, cá, hải sản...
- Kẽm: Ba mẹ hãy cho bé ăn nhiều gan, tôm đồng, trứng, sữa, hày, đậu phộng, hạnh nhân, thịt bò, hạt điều để bổ sung kẽm giúp tăng trưởng chiều cao, kích thích ăn ngon miệng, tăng cân.
- Vitamin C như rau xanh, các loại trái cây để thúc đẩy cơ thể bé hấp thụ tốt canxi, axit folic, sắt, tăng cường sức đề kháng, giải nhiệt cho cơ thể.
3. Lưu ý để tăng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ
Mẹ cần lưu ý những vấn đề sau khi thiết lập chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng để tăng dinh dưỡng và năng lượng trong khẩu phần của bé:
-
Tăng dầu mỡ bằng cách cho thêm một muỗng canh dầu hoặc mỡ vào mỗi chén cơm, bột hoặc cháo của bé.
- Nấu đặc để cung cấp nhiều năng lượng. Trong trường hợp nấu đặc khiến bé khó ăn, mẹ có thể cho thêm một ít nước giá đậu xanh xay vào để giúp bột lỏng ra, bé sẽ dễ ăn hơn, nguồn năng lượng vẫn được đảm bảo.
- Tăng cường chất dinh dưỡng, tăng bữa ăn hàng ngày, cho bé ăn thêm bữa tối.
Mẹ nên cho bé ăn nhiều bữa trong ngày
- Nếu trong bữa chính, bé ăn ít hơn nửa chén thì mẹ có thể cho bé ăn thêm bữa phụ bằng cách uống sữa, ăn bánh flan, sữa chua...
- Đối với bé dưới 1 tuổi, khi chế biến bữa ăn, mẹ không nên thêm gia vị vào thức ăn. Nguyên nhân là vị thận của bé không thể dung nạp quá 1g muối mỗi ngày, trong khi bản thân thực phẩm đã có sẵn lượng muối này.
- Mẹ không nên cho bé uống nước trái cây trước bữa ăn chính hoặc xem nước trái cây như bữa phụ.
- Nếu muốn cho bé uống thêm thuốc để bổ sung vi chất, ba mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ thăm khám và theo dõi để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng thấp còi. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp ba mẹ biết cách lên chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng để bé nhanh tăng cân. Các bậc phụ huynh hãy nhớ rằng, bất kỳ kế hoạch nào cũng nên thực hiện từ từ, kiên nhẫn để cơ thể bé dần thích nghi và việc tăng cân được duy trì ổn định.
-
Sieuthitaigia.vn trung tâm mua sắm tại nhà với hệ thống siêu thị 63 tỉnh thành với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage, máy làm kem tươi, máy làm đá viên, máy hút chân không công nghiệp…được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay.
- Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc, giúp quý khách hàng trải nghiệm gần nhà tiện lợi để lựa chọn được cho gia đinh mình sản phẩm phù hợp nhất.
Câu hỏi thường gặp
Ba mẹ hãy bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày), không cho ăn quá sớm (trước 180 ngày) hay quá muộn (sau 180 ngày).
Trung bình mỗi ngày, trẻ em nam cần 50 - 70g protein còn trẻ em gái cần 50 - 60g protein trong giai đoạn dậy thì.
Mỗi ngày, mẹ hãy cho trẻ ăn ngày ăn 5 – 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa.
Trước 1 tuổi, thận của bé chưa hoàn thiện, chỉ có thể tiêu thụ tối đa 1g muối mỗi ngày. Khi trẻ 2 tuổi thận mới bắt đầu hoàn thiện và có thể ăn được với lượng rất ít muối. Các bà mẹ không nên tập cho trẻ có thói quen ăn mặn để phòng ngừa các bệnh mạn tính sau này.
Những bé bị suy dinh dưỡng cần được vệ sinh sạch sẽ, giữ ấm cơ thể vào mùa đông, mùa hè cần ở nơi thông thoáng, có ánh sáng đầy đủ.