Nấm Candida trên da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý
Một trong những viêm nhiễm thường xảy ra phổ biến trên da có thể kể đến là nấm Candida. Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý của tình trạng nấm Candida trên da như thế nào? Bạn hãy tham khảo những chia sẻ trong bài viết này để biết cách điều trị.
Candida là một trong những loại vi nấm gây bệnh trên người khá phổ biến. Tùy thuộc vào các vị trí bị nhiễm nấm mà biểu hiện của bệnh sẽ đa dạng không giống nhau. Việc trang bị cho bản thân kiến thức về bệnh nấm Candida trên da sẽ giúp bạn biết cách phòng tránh và nhận biết để điều trị bệnh hiệu quả, dứt điểm, không bị tái phát.
1. Nhiễm nấm Candida là bệnh gì?

Nấm Candida là một căn bệnh nhiễm trùng
Nhiễm nấm Candida là một căn bệnh nhiễm trùng do nấm Candida gây ra, thường là nấm Candida albicans. Loại nấm này có thể gây ra tổn thương ở miệng, da, bộ phận sinh dục và máu. Một số căn bệnh và vài loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm trên cơ thể. Các vùng cơ thể ấm và ẩm ướt là những nơi thường xuất hiện bệnh.
Khi bị nhiễm nấm Candida trong âm đạo, bệnh còn được gọi là viêm âm đạo do nấm. Nếu nhiễm trùng xuất hiện trong miệng sẽ được gọi là bệnh tưa miệng. Những dấu hiệu và triệu chứng viêm nhiễm nấm Candida sẽ không giống nhau tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng.
Nấm Candida có thể gây khó chịu cho cơ thể nhưng lại hiếm khi gây ảnh hưởng đến tính mạng. Một số dạng bị nhiễm nấm Candida khác có tính nghiêm trọng cần được kịp thời điều trị, chẳng hạn như nhiễm khuẩn huyết khi nấm Candida đã xâm nhập vào máu.
2. Nguyên nhân nào khiến bạn bị nhiễm nấm Candida?

Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị nhiễm nấm Candida
Loài nấm Candida albicans gây nhiễm bệnh thường xuất hiện ở khắp mọi nơi, kể cả bên trong cơ thể con người. Candida sinh trưởng ở những vùng có độ ẩm và nhiệt độ cao, chẳng hạn như bộ phận sinh dục và một số vị trí nhất định trên da. Nấm có thể phát triển mạnh ở những người có hệ miễn dịch kém như bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, người bị nhiễm HIV/AIDS. Bên cạnh đó, việc thường xuyên uống thuốc kháng sinh trong thời gian dài có khả năng giết chết những vi khuẩn tự nhiên có trong cơ thể, tạo điều kiện để nấm Candida thuận lợi phát triển.
Một số nguyên nhân làm tăng khả năng phát triển của nấm Candida vượt khỏi tầm kiểm soát bao gồm:
- Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng theo bác sĩ chỉ định, chẳng hạn như uống quá liều hoặc tự ý mua thuốc uống.
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc thuốc corticosteroid khiến hệ miễn dịch bị suy giảm.
- Ảnh hưởng của các bệnh ung thư, bệnh HIV hoặc tiểu đường.
- Đối tượng sử dụng răng giả không đúng cách trong khoảng thời gian dài.
- Phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai.
3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân bị nhiễm nấm Candida
Những dấu hiệu và triệu chứng gây nhiễm nấm Candida sẽ khác nhau tùy thuộc vào khu vực bị nhiễm và độ nghiêm trọng của vết nhiễm trùng. Triệu chứng bị nhiễm nấm Candida trên da sẽ không giống với tình trạng nhiễm nấm ở ấm đạo. Những triệu chứng thường gặp trên các bộ phận bị nhiễm nấm bao gồm:
3.1. Dấu hiệu của tình trạng nhiễm nấm Candida trên da

Da bị nhiễm nấm Candida
- Bệnh nhân sẽ phát hiện thấy nhiều đốm màu trắng hoặc màu đỏ trên da.
- Các đốm trên da rát, ngứa, đôi khi bị sưng viêm.
-
Bệnh xuất hiện trên da, thậm chí có trường hợp bị nhiễm nấm Candida ở nách.
3.2. Triệu chứng nhiễm nấm Candida ở bộ phận sinh dục
- Ở phụ nữ, nhiễm nấm âm đạo có thể khiến vùng âm đạo cực kỳ ngứa, đau rát và bị tấy đỏ.
- Dịch âm đạo tiết ra thường có màu trắng, sệt và xốp, vón cục, kết cấu như phô mai tươi.
- Cảm thấy nóng rát và khó chịu quanh khu vực cửa âm đạo, đặc biệt đau khi đi vệ sinh hoặc chạm vào.
- Ở nam giới, đầu dương vật có thể bị đau, ngứa hoặc có cảm giác châm chích.
- Khi nhiễm nấm, người bệnh có thể bị đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục.
3.3. Dấu hiệu nhiễm nấm Candida ở miệng: Bệnh tưa miệng

Nhiễm nấm Candida ở miệng
- Bên trong khoang miệng xuất hiện mảng trắng, nhất là ở vòm miệng, trên lưỡi, xung quanh môi.
- Nếu cạo sạch các mảng trắng thì sẽ thấy vị trí đó bị viêm đỏ, có đôi lúc chảy máu nhẹ.
- Vùng da ở khóe miệng xuất hiện vết bị nứt nẻ, ẩm ướt, đỏ ửng.
- Các mảng tưa miệng đôi khi gây đau đớn nhưng nhiều trường hợp không có cảm giác đau.
3.4. Nhiễm nấm Candida gây viêm thực quản
- Người bệnh thấy khó khăn hoặc đau đớn khi nuốt.
- Ngực bị đau ở khu vực phía sau xương ức.
3.5. Triệu chứng nhiễm nấm Candida trong máu
Bệnh nhân có thể xuất hiện hàng loạt các triệu chứng nghiêm trọng như sốt không rõ nguyên nhân, sốc hoặc suy đa tạng.
Ngoài những triệu chứng trên, người bị nhiễm nấm Candida nói chung hoặc nhiễm nấm candida trên da nói riêng có thể gặp phải nhiều dấu hiệu không được đề cập. Nếu nhận thấy cơ thể bất thường, bạn hãy đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.
4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm Candida
4.1. Thời điểm nên đi khám bác sĩ
Khi phát hiện các dấu hiệu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện những tình trạng sau:
- Các triệu chứng bệnh ngày một nặng hơn và không thể tự khỏi trong thời gian một tuần.
- Trên lưỡi và má trong xuất hiện các vết thương tổn có màu trắng, đôi khi chúng xuất hiện cả ở nướu răng, trên vòm miệng, và amidan.
- Các vết viêm loét trong miệng sưng đỏ gây đau đớn, khó ăn, khó nuốt.
- Các vết thương trên da bị chảy máu nhẹ khi cạo hoặc khi vô tình chạm phải.
- Ở góc miệng có các vết sưng đỏ và nứt nẻ, đặc biệt là ở những người đeo răng giả.
4.2. Phương pháp chẩn đoán nhiễm nấm Candida

Hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nhiễm nấm Candida
Tùy thuộc vào từng khu vực bị nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ khám bệnh, xem xét tiền sử bệnh, từ đó đưa ra chẩn đoán chuẩn xác. Các bác sĩ sẽ dùng một tăm bông để lấy mẫu từ vị trí bị nhiễm nấm, chẳng hạn như từ da, miệng hoặc bộ phận sinh dục, sau đó gửi đến phòng thí nghiệm để xác nhận xem bạn có bị nấm Candida trên da hoặc các bộ phận khác hay không.
Đối với trường hợp bị tổn thương nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bạn chụp CT hoặc siêu âm để kiểm tra các bộ phận não, gan, thận, lá lách của bạn có bị tổn thương khi bị nhiễm nấm Candida hay không.
4.3. Phương pháp điều trị nhiễm nấm Candida
Bệnh nhiễm nấm Candida sẽ được điều trị bằng việc sử dụng thuốc kháng nấm. Loại thuốc cụ thể sẽ được bác sĩ quyết định phụ thuộc vào vị trí nhiễm nấm. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm được phương pháp điều trị bệnh phù hợp với bản thân mình. Một số loại thuốc sau đây có thể sẽ được kê cho bạn để điều trị bệnh:
- Điều trị bệnh nhiễm nấm ở miệng với clotrimazole, nystatin, itraconazole, fluconazole.
- Điều trị nhiễm nấm ở thực quản với fluconazol, nystatin, itraconazole.
-
Điều trị nấm Candida trên da với thuốc bôi miconazole, nystatin, naftifine, clotrimazole, ketoconazole.
- Điều trị nhiễm nấm ở âm đạo bằng thuốc bôi miconazole, clotrimazole, terconazole, butoconazole, tioconazole.
- Điều trị nhiễm nấm trong máu với caspofungin, anidulafungin, amphotericin B, micafungin.
Trên đây chỉ là những loại thuốc điển hình thường được chỉ định để điều trị. Tuy nhiên, cơ địa mỗi người và mức độ nhiễm nấm sẽ không giống nhau. Vì thế, bạn hãy đi khám bác sĩ và hỏi kỹ nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thuốc. Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn sử dụng của thuốc.
Thông thường, thời gian điều trị nhiễm nấm Candida âm đạo sẽ kéo dài từ 4 đến 7 ngày. Nấm ở da và miệng có thể sẽ hết trong vòng 1 hoặc 2 tuần tùy theo mức độ.
5. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm Candida

Hệ thống miễn dịch bị suy yếu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm nấm
Một số yếu tố khiến nguy cơ bị nhiễm nấm Candida tăng cao bao gồm:
- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu, thường gặp ở các đối tượng như trẻ sơ sinh, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai.
- Việc sử dụng các loại thuốc như corticoid dạng uống hoặc hít, thuốc kháng sinh.
- Biện pháp xạ trị hoặc hóa trị trong điều trị bệnh ung thư.
- Chứng khô miệng
- Cơ thể phụ nữ có nồng độ estrogen tăng.
- Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường kiểm soát kém
- Việc quan hệ tình dục có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm. Tuy nhiên, nấm Candida không được xem là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Giữ vệ sinh cá nhân kém.
- Đeo răng giả.
6. Biện pháp ngăn ngừa bệnh nhiễm nấm Candida phát triển

Giữ gìn vệ sinh răng miệng là biện pháp ngăn ngừa bệnh nhiễm nấm
Nếu bị nhiễm nấm Candida trên da hoặc trên các bộ phận khác, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để kiểm soát và ngăn ngừa diễn tiến của bệnh:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng: Mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần, sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần, thường xuyên thay bàn chải đánh răng cho đến khi hết bệnh và không được dùng chung bàn chải đánh răng với người khác.
- Dùng nước muối ấm súc họng: Hòa tan nửa muỗng cà phê muối vào một ly 237ml nước ấm để súc họng rồi nhổ bỏ.
- Đối với mẹ đang cho con bú và bị nhiễm nấm Candida ở vùng vú: Mẹ hãy dùng khăn lót để che chắn và chặn nấm từ sữa mẹ lan sang quần áo. Mẹ không nên sử dụng miếng nhựa để bọc núm vú vì việc này sẽ khiến nấm Candida phát triển thêm. Thay vào đó, mẹ có thể dùng miếng băng sử dụng 1 lần. Trong trường hợp sử dụng băng xài nhiều lần thì mẹ hãy thường xuyên giặt chúng và áo ngực bằng thuốc tẩy.
- Kiểm soát tốt lượng đường huyết: Bạn hãy đảm bảo chỉ số đường trong máu của mình ở mức cho phép nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như sữa tắm, xà phòng, chất khử mùi âm đạo. Bên cạnh đó, khăn lau và việc thụt rửa âm đạo có khả năng khiến bạn bị nhiễm nấm Candida hoặc làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.
- Tránh mặc quần áo bó sát hay mặc đồ lót quá chật, bạn cần giữ cho âm đạo luôn thông thoáng.
Những người khỏe mạnh có sức khỏe bình thường hiếm khi bị nấm Candida trên da. Loại nấm này thường tấn công vào cơ thể có hệ miễn dịch bị suy giảm hoặc bị bệnh nội khoa. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu bị nhiễm nấm, bạn hãy cố gắng vệ sinh sạch sẽ, dùng thuốc đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh nguy cơ tái nhiễm bệnh.
-
Sieuthitaigia.vn trung tâm mua sắm tại nhà với hệ thống siêu thị 63 tỉnh thành với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage, máy làm kem tươi, máy làm đá viên, máy hút chân không công nghiệp…được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay.
- Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc, giúp quý khách hàng trải nghiệm gần nhà tiện lợi để lựa chọn được cho gia đinh mình sản phẩm phù hợp nhất.
Câu hỏi thường gặp
Nhiễm nấm Candida là một căn bệnh nhiễm trùng do nấm Candida gây ra, thường là nấm Candida albicans. Loại nấm này có thể gây ra tổn thương ở miệng, da, bộ phận sinh dục và máu. Một số căn bệnh và vài loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm trên cơ thể. Các vùng cơ thể ấm và ẩm ướt là những nơi thường xuất hiện bệnh.
Một số nguyên nhân làm tăng khả năng phát triển của nấm Candida vượt khỏi tầm kiểm soát bao gồm: Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng theo bác sĩ chỉ định; Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc thuốc corticosteroid; Ảnh hưởng của các bệnh ung thư, bệnh HIV hoặc tiểu đường; Đối tượng sử dụng răng giả không đúng cách trong khoảng thời gian dài; Phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai.
Dấu hiệu của tình trạng nhiễm nấm Candida trên da bao gồm: Bệnh nhân sẽ phát hiện thấy nhiều đốm màu trắng hoặc màu đỏ trên da; Các đốm trên da rát, ngứa, đôi khi bị sưng viêm; Bệnh xuất hiện trên da, thậm chí có trường hợp bị nhiễm nấm Candida ở nách.
Tùy thuộc vào từng khu vực bị nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ khám bệnh, xem xét tiền sử bệnh, từ đó đưa ra chẩn đoán chuẩn xác. Các bác sĩ sẽ dùng một tăm bông để lấy mẫu từ vị trí bị nhiễm nấm, chẳng hạn như từ da, miệng hoặc bộ phận sinh dục, sau đó gửi đến phòng thí nghiệm để xác nhận xem bạn có bị nấm Candida trên da hoặc các bộ phận khác hay không.
Bệnh nhiễm nấm Candida sẽ được điều trị bằng việc sử dụng thuốc kháng nấm. Loại thuốc cụ thể sẽ được bác sĩ quyết định phụ thuộc vào vị trí nhiễm nấm. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm được phương pháp điều trị bệnh phù hợp với bản thân mình.