Phụ lục
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng theo tư vấn từ bác sĩ nhi khoa bao gồm: Trẻ còi cọc, thấp bé, da sạm, màu mắt nhợt nhạt, không tăng, thậm chí sụt cân, thường xuyên mất ngủ, quấy khóc,...
Suy dinh dưỡng ở trẻ em là do ăn uống thiếu chất, hoặc do cơ thể kém hấp thu, mặc dù đã ăn uống đầy đủ. Vì giai đoạn trẻ nhỏ đang phát triển vô cùng cần đầy đủ dinh dưỡng nên nếu trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng, phụ huynh cần kịp thời điều trị ngay. Nếu không, sự phát triển thể chất và sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trung bình, cân nặng của trẻ sơ sinh khỏe mạnh, lúc mới sinh đủ tháng trung bình khoảng 3kg. Và chiều cao của bé khoảng 50 cm. Nếu bé sơ sinh nhà bạn chỉ nặng dưới 2,5 kg thì thường là trẻ bị thiếu tháng hoặc nếu đủ tháng, điều này cho thấy trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng bào thai.
Để chăm sóc trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng bào thai, mẹ cần chú ý ăn đủ chất, không ăn kiêng giảm cân sau sinh để lượng sữa nhiều, giàu dưỡng chất cho con phát triển những tháng đầu đời. Mẹ nên hạn chế ăn quá nhiều thịt, thực phẩm nhiều gia vị, có vị vì có thể khiến bé bỏ bú, nôn trớ. Thêm vào đó, mẹ cũng nên cho con bú ngay sau khi sinh ra, cho trẻ bú nhiều cữ hơn trẻ bình thường và bú cả ban đêm.
Trẻ mới sinh đủ tháng dưới 2,5kg là suy dinh dưỡng
Trẻ có cân nặng thấp hơn mức tiêu chuẩn, nhiều tháng liền không tăng cân, thậm chí sụt cân là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng rõ ràng nhất. Cụ thể:
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng ở thể dinh dưỡng thiếu cân bằng chính là tổng chiều cao của trẻ không đạt tiêu chuẩn hoặc ở mức giới hạn thấp nhất trong độ tuổi của trẻ trong khi cân nặng vẫn phát triển, có nghĩa:
Trẻ không phát triển chiều cao
Hầu hết các bậc cha mẹ thường đo tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng béo và gầy. Phụ huynh thường cho rằng béo là biểu hiện của việc cung cấp đủ dinh dưỡng cho con, chỉ những trẻ gầy mới bị suy dinh dưỡng, thực tế tăng cân cũng là suy dinh dưỡng.
Tại sao lại như vậy? Lý do là bởi trẻ sơ sinh được cho bú sữa nhiều và ăn dặm nhiều dẫn tới tăng cân. Nhưng chất lượng thực phẩm không đảm bảo đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện cho trẻ. Rất nhiều gia đình Việt hiện nay có chế độ dinh dưỡng không cân đối cho trẻ sơ sinh như chỉ ăn dặm bằng bột, cháo kết hợp với bú sữa mẹ, uống sữa công thức. Mà thiếu đi việc thêm thịt, cá, trứng, các loại hạt, các loại đậu,... trong thực phẩm ăn dặm. Khi đánh giá dinh dưỡng cho những đứa trẻ như vậy, bác sĩ nhận thấy rằng cơ thể trẻ không có đủ đủ chất đạm.
Tiếp đến, nếu phụ huynh không chú trọng cho trẻ ăn rau, trái cây thì trẻ sẽ thường bị thiếu canxi và sắt. Thiếu đạm, sắt, canxi, photpho cũng như những loại vitamin và khoáng chất khác khiến trẻ không thể phát triển chiều cao. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng thể dinh dưỡng thiếu cân bằng là cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm như thịt cá xay nhuyễn, trứng đánh bông, rau củ quả xay nhuyễn, thêm dầu ăn vào trong cháo.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhiều bé ăn đạm chất lượng cao, lượng cũng đủ nhưng nếu bé bị dị ứng đạm thức ăn sẽ không hấp thụ được và cũng gây thiếu đạm.
Trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 1 tuổi nếu có chu vi bắp tay nhỏ hơn 11.5 cm cho thấy dấu hiệu suy dinh dưỡng. Còn nếu chu vi bắp tay lớn hơn 13,5 cm là trẻ phát triển bình thường.
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể do trẻ sơ sinh:
Trẻ chán ăn, bỏ bú
Nguyên nhân là do trẻ thiếu vitamin và chất xơ cần thiết để đào thải chất cặn bã khỏi cơ thể dẫn tới trẻ đi ngoài phân khô và vón cục. Trẻ cũng dễ táo bón, gây khó chịu cho bé.
Do thiếu chất dinh dưỡng nên xuất hiện dấu hiệu trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng như thường xuyên mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, giật mình tỉnh dậy dù có mẹ nằm bên.
Trẻ thường không ngủ ngon giấc
Trẻ thiếu kẽm có tóc và da kém phát triển, không có độ bóng, một số trẻ có biểu hiện khó ăn, thích ăn đất, cát, đá,… hay cắn móng tay vào răng. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy móng tay của trẻ ngắn hơn trẻ bình thường, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tháo lắp hay làm việc tay của trẻ sau này.
Trẻ sơ sinh từ 4 tháng tuổi trở lên nếu chỉ bú mẹ thì sẽ thiếu rất nhiều vitamin và khoáng chất. Các loại vitamin như vitamin C giúp tăng sức đề kháng để trẻ ngăn chặn những cơn cảm lạnh, cảm cúm khi bị thiếu hụt sẽ khiến con dễ bệnh hơn. Đồng thời, thiếu hụt vitamin và khoáng chất cũng khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ bị bệnh cao hơn và mất nhiều thời gian hơn để chữa bệnh. Do đó, trẻ rất dễ bị loét miệng và lập đi lặp lại.
Trẻ dễ bị cảm lạnh
Nếu trẻ không mắc bệnh như cảm cúm, sổ mũi,... mà lại thường xuyên quấy khóc. Kết hợp cùng những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng trên đây. Thì đã tới lúc phụ huynh cần nghiêm túc theo dõi cân nặng, chiều cao cũng như điều chỉnh dinh dưỡng kịp thời.
Như vậy, trên đây là tổng hợp tất cả các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng. Phụ huynh cần kịp thời theo dõi con em mình để phát hiện sớm nhất sự xuất hiện của suy dinh dưỡng. Từ đó, chú trọng xây dựng thực đơn đủ chất, đa dạng để tăng cả chất lượng lẫn số lượng thực phẩm cho trẻ phát triển toàn diện.