5 nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em và cách khắc phục
Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em chủ yếu do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn hoặc bé mắc một số căn bệnh khiến xương, cơ không thể tăng trưởng đúng độ tuổi như các bạn cùng trang lứa. Cùng tìm hiểu chi tiết những nguyên nhân này, các hiểu lầm nhiều phụ huynh đang mắc phải.
Suy dinh dưỡng ở trẻ là tình trạng ăn uống không đủ hoặc hấp thụ và sử dụng không đủ thức ăn. Từ đó, dẫn đến trẻ em bị thiếu năng lượng, không duy trì được quá trình trao đổi chất bình thường. Cơ thể trẻ lúc này buộc phải tiêu hao cơ thể, giảm cân hoặc không tăng cân, trì trệ tăng trưởng và phát triển và teo cơ. Việc tìm hiểu nguyên nhân càng sớm càng giúp khắc phục dễ dàng hơn.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em biểu hiện ở thiếu cân nặng
1. Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em do chỉ uống sữa mẹ
Trẻ em ăn uống không đủ chất dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu. Rất nhiều mẹ chỉ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ suốt thời gian dài. Thực tế, từ 4 tháng tuổi trở đi, chỉ sữa mẹ không đủ cho bé phát triển. Lúc này, trẻ cần được bổ sung thức ăn dặm kết hợp cùng uống sữa mẹ. Nếu không, điều này có thể trở thành nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng.
2. Trẻ em ăn dặm thiếu những dưỡng chất cần thiết
Thêm vào đó, nhiều phụ huynh khi cho trẻ ăn dặm thường chỉ ăn bột làm từ gạo nấu chín hoặc cháo trắng. Chúng hầu như chỉ chứa chất tinh bột. Mà không có chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đạm là chất giúp trẻ phát triển cơ và duy trì năng lượng để hoạt động.
Chất béo đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não của trẻ em. Và giúp trẻ đạt được tiềm năng phát triển vóc dáng tối đa. Chất béo được sử dụng trong cơ thể để làm nhiên liệu và giúp cơ thể hấp thụ các vitamin tan trong chất béo, bao gồm vitamin A, D, E và K.
Tiếp đến, các vitamin A, B, C, D, E và K cực kỳ quan trọng trong việc phát triển thị lực, da, tóc, xương, răng,... của trẻ. Còn các khoáng chất như canxi, sắt, iốt và kẽm cực kỳ quan trọng để trẻ phát triển chiều cao, cân nặng tối đa.

4 nhóm thực phẩm cần bổ sung
Do đó, trẻ cần phải được ăn dặm với cháo hoặc súp nấu cùng các thực phẩm khác. Cụ thể là những nhóm thực phẩm sau sẽ giúp trẻ suy dinh dưỡng phát triển cân nặng trở lại:
- Rau, đặc biệt là rau lá đậm: Mẹ có thể xay nhuyễn và nấu cùng cháo - 3 bữa mỗi ngày để cung cấp cho trẻ vitamin và khoáng chất.
- Trái cây tươi: Mẹ có thể xay nhuyễn và thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ nhỏ ăn. Khi trẻ đã mọc răng, mẹ có thể cắt miếng nhỏ để trẻ ăn như một bữa phụ lành mạnh.
- Thực phẩm từ ngũ cốc như bánh mì, mì ống, ngũ cốc ăn sáng, gạo, ngô,... dùng để chế biến cháo, súp, mì cho trẻ. Một ngày mẹ cho bé ăn 3 bữa đảm bảo đều có một trong các thực phẩm này.
- Thực phẩm từ sữa như sữa tươi, váng sữa, sữa chua và pho mát: Mẹ cần cho trẻ ăn thêm 2 - 3 khẩu phần thực phẩm từ sữa mỗi ngày.
- Thịt nạc và cá, trứng, đậu phụ, các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu đỏ, đậu lăng, đậu gà,...) và các loại hạt. Tùy theo độ tuổi mẹ có thể xay nhuyễn hoặc băm nhỏ cho vào cháo, ăn kèm cơm nát. Đảm bảo cả 3 bữa chính đều có 1 trong các loại thực phẩm giàu đạm này.
3. Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng do khả năng tiêu hóa kém
Từ nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em là ăn uống không đủ chất hoặc bản thân cơ thể trẻ có khả năng tiêu hóa kém dẫn tới chức năng tiêu hóa, hấp thụ của cơ thể trẻ hoạt động kém hiệu quả. Khả năng chuyển hóa cơ bản của trẻ thiếu dinh dưỡng chỉ bằng 70% so với trẻ bình thường hoặc thậm chí thấp hơn.
Đối với tình trạng này, mẹ nên cho trẻ uống thêm men vi sinh, sữa chua để cải thiện. Đồng thời, cố gắng chế biến đa dạng thực phẩm và chú ý chọn thực phẩm, cách chế biến, trang trí món ăn theo sở thích của trẻ để trẻ ăn nhiều hơn.

Trẻ có khả năng tiêu hóa kém không muốn ăn nhiều
4. Uống thuốc không đúng chỉ định gây suy dinh dưỡng
Một số loại thuốc tác động lên đường ruột và cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của trẻ em, dẫn đến tiêu chảy nhiễm mỡ và rối loạn chuyển hóa nước và muối. Ví dụ:
- Neomycin, natri aminosalicylat, ... có thể gây ra khả năng hấp thu vitamin B12 kém, dẫn đến thiếu máu tế bào khổng lồ. Neomycin cũng có thể làm tăng đào thải chất béo và kali, natri, canxi, phốt pho và các yếu tố khác trong ruột.
- Tetracycline, Aspirin,... có thể đẩy nhanh quá trình bài tiết vitamin C từ nước tiểu.
- Sử dụng lâu dài các loại thuốc sulfa và một số loại kháng sinh phổ rộng có thể ức chế sự phát triển của hệ thực vật bình thường trong ruột, dẫn đến thiếu hụt vitamin K và vitamin B.
- Dầu parafin có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu caroten và vitamin A, D, K.
Do đó, một điều cực kỳ quan trọng cần lưu ý khi tìm kiếm nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em đó là phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc và cho trẻ uống thuốc không kê đơn. Tất cả các loại thuốc hay thực phẩm chức năng đều nên thông qua ý kiến của bác sĩ.

Không tự ý cho trẻ uống thuốc
5. Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em do bệnh lý
- Một số bệnh tật và nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh lao, bệnh sởi, và tiêu chảy có liên quan trực tiếp đến bênh suy dinh dưỡng ở trẻ em.
- Trẻ nhiễm HIV và AIDS cũng là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cấp tính, đặc biệt phổ biến ở các nước đang phát triển.
Sự kết hợp giữa bệnh tật và suy dinh dưỡng làm suy yếu quá trình trao đổi chất tạo ra một vòng luẩn quẩn dẫn tới suy dinh dưỡng càng trầm trọng. Do đó, phụ huynh cần cho trẻ kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nguyên nhân gây bệnh, khắc phục.

Thường xuyên cho trẻ khám sức khỏe
Như vậy, trên đây là tổng kết toàn bộ những nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em. Để từ đó, phụ huynh kịp thời tìm cách khắc phục, sớm giúp trẻ đạt cân nặng, chiều cao chuẩn.
-
Sieuthitaigia.vn trung tâm mua sắm tại nhà với hệ thống siêu thị 63 tỉnh thành với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage, máy làm kem tươi, máy làm đá viên, máy hút chân không công nghiệp…được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay.
- Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc, giúp quý khách hàng trải nghiệm gần nhà tiện lợi để lựa chọn được cho gia đinh mình sản phẩm phù hợp nhất.
Câu hỏi thường gặp
Lớp mỡ biến mất, xương sườn và cột sống nổi rõ, da xanh xao mất tính đàn hồi, trương lực cơ thấp, không đứng được, khóc yếu, chậm phát triển chức năng vận động, dễ xúc động, ngủ không yên, ăn không ngon.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên phải tăng khoảng 500 gram (0,5 kg) thì mới đạt chuẩn. Nếu trẻ đã không tăng cân vài tháng thì trẻ đang thiếu cân và rất có thể bị suy dinh dưỡng.
Nguyên nhân phần lớn đến từ chế độ dinh dưỡng thiếu chất, ăn không đủ. Phụ huynh cần cho trẻ uống nhiều sữa: sữa mẹ, sữa công thức, sữa bò, sữa chua, váng sữa, phô mai (tùy theo độ tuổi), ăn cháo có thịt cá, trứng xay, rau xanh và thêm dầu ăn. Nên cho trẻ ăn thêm trái cây xay hoặc cắt nhỏ. Đảm bảo có từ 5 - 6 bữa ăn mỗi ngày để trẻ có đủ dinh dưỡng.
Trẻ 1 tuổi bị suy dinh dưỡng có thể do chưa được ăn dặm đúng cách. Cụ thể, mẹ cần cho trẻ ăn dặm 3 bữa mỗi ngày bằng cháo nấu với thịt/cá/trứng/hàu/tôm và rau xanh các loại xay nhuyễn, thêm 1 thìa dầu ăn vào. Đồng thời phải ăn thêm 2 bữa phụ từ sữa và 1 bữa trái cây tươi.
Trẻ không muốn ăn có thể do hệ tiêu hóa kém, mẹ nên cho trẻ uống thêm men vi sinh, ăn sữa chua để cải thiện. Đồng thời, chế biến thức ăn theo đúng sở thích của trẻ hơn, chế biến thức ăn dễ nhai, dễ tiêu hơn.