Phụ lục
Chạy bộ là hình thức tăng sức bền, cải thiện sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và giảm cân rất tốt. Chính vì thế nhiều người thường chọn cách vận động này để được khỏe đẹp. Thế nhưng, một số người than rằng chạy bộ gây đau chân làm họ khó có thể duy trì tập luyện. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy tìm hiểu ngay cách khắc phục đau chân với máy chạy bộ điện nhé!
Chúng ta có thể chạy bộ ngoài trời, nhưng nhiều người lại chọn phương án trang bị máy chạy bộ điện trong gia đình. Lý giải nguyên do này là vì ngoài việc thiết bị giúp người tập có thể thực hiện bất cứ lúc nào, không bị ảnh hưởng từ thời tiết, dễ theo dõi kết quả tập luyện, thì còn bởi nó không gây đau chân như khi chạy ngoài đường. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ tại sao đau chân khi chạy và những lợi ích tuyệt vời từ máy chạy bộ điện.
Chạy bộ không đúng cách sẽ khiến bạn đau chân
Đau xương cẳng chân là cơn đau âm ỉ dọc mặt trước của cẳng chân, khi bạn tập luyện cường độ cao như nhảy thì cơn đau này sẽ tăng lên. Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp đau bên trong xương cẳng chân, sưng nhẹ phần bàn chân. Đối tượng dễ gặp phải tình trạng này thường vũ công, vận động viên và tân binh do tập luyện thể chất quá mức hoặc do có sự thay đổi làm ảnh hưởng đến cơ, gân cùng mô xương.
Thông thường, cơn đau sẽ hết khi bạn ngưng tập thể thao hay chạy bộ. Thế nhưng cũng có trường hợp cơn đau kéo dài dai dẳng, liên tục, đặc biệt là vào ban đêm dẫn đến tình trạng khó ngủ. Để cải thiện vấn đề này, bạn nên thay đổi cách tập hoặc kết hợp những bài tập nhẹ nhàng như đạp xe đạp tập thể dục, bơi lội, thể dục nhẹ nhàng... Trường hợp vẫn còn sưng đau, bạn có thể thử các loại thuốc giảm đau không kê toa, chườm túi đá lạnh 15 - 20 phút mỗi ngày 4 - 8 lần vào chỗ đau. Đa phần, sau 2 - 4 tuần, bạn có thể chạy lại nhưng hãy lưu ý là thực hiện chậm và ít hơn.
Khi bạn chơi những môn thể thao có hành động lặp đi lặp lại như bóng đá, bóng rổ, chạy bộ có thể khiến xương bị gãy do hoạt động quá mức. Triệu chứng thường gặp là đau âm ỉ ở những vùng cụ thể trên cẳng chân và kèm với sưng nhẹ, đỏ, bầm tím.
Với trường hợp này, bạn nên ngừng hoạt động dẫn đến gãy xương trong một thời gian đến khi bác sĩ cho phép. Thời gian xương hồi phục khoảng 6 - 8 tuần. Chườm đá có hiệu quả trong việc giảm viêm và sưng, còn dùng băng mềm băng ép cẳng chân sẽ giúp giảm sưng. Khi nằm, bạn cần nâng cao chân hơn tim.
Hội chứng chèn ép khoang là tình trạng thần kinh và cơ bị chèn ép mãn tính vì tập thể dục. Thường những đối tượng như vận động viên trượt tuyết, cầu thủ rổ, cầu thủ bóng đá, người chạy bộ thường mắc phải hội chứng này. Triệu chứng ban đầu là chuột rút, bỏng rát, bó chặt, đau, tê, ngứa ran, yếu ở cẳng chân. Lúc này, bạn cần nghỉ nơi, thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có phương án trị liệu phù hợp như thực hiện các bài tập vật lý trị liệu phù hợp, uống thuốc kháng viêm, mang giày chỉnh hình hoặc phẫu thuật.
Ngoài ra, chấn thương khi chạy bộ, tập thể dục có thể dẫn đến hội chứng chèn ép khoang cấp tính. Bạn sẽ cảm thấy bị đau đột ngột, dữ dội, lúc này cần cấp cứu ngoại khoa để được can thiệp nhanh chóng.
Chườm đá vào chỗ đau sẽ giúp giảm sưng viêm
Ngày nay, các con đường hầu như đều được bê tông hóa. Đường bê tông, đường nhựa sẽ tạo nên những phản lực lên hệ cơ bắp và xương chân khi chạy. Nếu chạy quá nhanh hoặc quá lâu trên những mặt đường này, sẽ tạo thành những thương tổn nghiêm trọng cho đôi chân. Trong khi đó, máy chạy bộ điện được thiết kế bộ phận giảm sốc để hấp thụ sốc ảnh hướng đến chân khi chạy. Đồng thời, thiết bị còn có thảm chạy bằng phẳng, để bạn thoải mái sải bước mà không lo áp lực lên đầu gối và mắt cá chân.
Máy chạy bộ thiết kế bộ phận giảm sốc để giảm phản lực khi chạy
Khi chạy bình thường thì bạn khó biết chính xác được mình đang chạy với vận tốc bao nhiêu, còn với máy chạy bộ có màn hình hiển thị quãng đường, điều chỉnh tốc độ, thời gian tập... giúp bạn dễ dàng kiểm soát hơn. Bạn có thể cài đặt tốc độ mong muốn, không phải cố sức chạy theo tốc độ nào đó, dễ dàng tăng giảm tốc độ trong suốt quá trình chạy để tránh duy trì một vận tốc quá lâu gây đau cơ sau khi tập, kiểm soát hơi thở.
Bạn có thể điều chỉnh tốc độ dễ dàng với những nút bấm đơn giản trên bảng điều khiển
Với máy chạy bộ điện, vấn đề thời tiết không còn là trở ngại, bạn có thể tập bất cứ khi nào mình muốn. Đồng thời, bạn có thể chủ động cách tập luyện tại nhà. Nhiều máy chạy bộ hiện nay được trang bị thêm đai massage, tạ tay, thanh gập bụng để người dùng ngoài việc chạy bộ, đi bộ thì có thể rèn luyện thêm các bộ phận khác, giúp tập toàn diện và không cảm thấy nhàm chán.
Nhiều bài tập giúp bạn không cảm thấy nhàm chán khi sử dụng máy chạy bộ điện
Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau mỗi buổi chạy bộ
Máy chạy bộ điện giúp bạn phòng chống chấn thương và đau chân rất tốt. Mỗi ngày bạn nên dành 30 phút chạy bộ để rèn luyện sức khỏe, nhưng hãy nhớ là chỉ nên tập vừa phải, không gắng sức. Bạn có thể truy cập website Sieuthitaigia để chọn cho mình những thiết bị thể dục thể thao, chăm sóc sức khỏe phù hợp như máy chạy bộ điện, xe đạp tập thể dục, ghế massage toàn thân...
Những công dụng tuyệt vời của máy chạy bộ đem lại là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao nhất cho người tập, mỗi đối tượng cần có cách sử dụng khác nhau và hiểu rõ những sai lầm nên tránh. Bên cạnh đó, bạn cần có một chiếc máy chạy bộ chất lượng. Hãy lựa chọn máy chạy bộ Elipsport, thương hiệu dẫn đầu tại Việt Nam để đồng hành cùng bạn và gia đình trong quá trình tập luyện