Phụ lục
Hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch nhưng không phải ai cũng hiểu rõ cấu trúc, vai trò, vị trí của chúng trong cơ thể con người. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ gửi đến bạn những thông tin hữu ích về hạch bạch huyết, cũng cũng như những căn bệnh tiềm tàng, phát sinh liên quan.
Ngày nay, nhiều căn bệnh phổ biến liên quan đến hạch bạch huyết, gây ảnh hưởng đến sức khỏe một cách trầm trọng với gần 1000 ca mắc bệnh mới mỗi năm tại Việt Nam. Nó thực sự là một nỗi ám ảnh lớn với những người mắc bệnh. Bài viết sau sẽ đưa ra các thông tin chi tiết để cảnh báo mọi người về những căn bệnh này,
Hạch bạch huyết hay hạch lympho là một phần của hệ bạch huyết với cấu trúc trơn, hình bầu dục, nằm rải rác dọc theo các mạch bạch huyết. Kích thước của chúng dao động từ vài milimet đến 1 - 2 cm. Có một lớp vỏ dạng sợi bao bọc mỗi hạch (cái mà mở rộng bên trong hạch bạch huyết để hình thành sợi xương). Cấu trúc hạch bạch huyết có 2 phần chính:
Cấu tạo hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết có 2 chức năng chính quan trọng với hoạt động của hệ miễn dịch, bao gồm trực tiếp làm bộ lọc giam giữ và tiêu diệt vi khuẩn, virus, các tế bào lạ như tế bào ung thư khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời, chúng còn giữ vai trò sản sinh các kháng thể, giúp gián tiếp tiêu diệt các phần tử ngoại lai và tạo ra quá trình miễn dịch cho cơ thể.
Theo ước tính, có khoảng 500 - 600 hạch bạch huyết nằm chặn trên đường đi của mạch bạch huyết. Thông thường chúng tập trung thành từng nhóm và nhận bạch huyết của từng vùng cơ thể. Một số vị trí điển hình có nhiều hạch bạch huyết phải kể đến như cổ, nách, bẹn. Tuy nhiên nó có thể xuất hiện ở mọi điểm trên cơ thể.
Các vị trí phổ biến của hạch bạch huyết
Đây là một thuật ngữ y học, chỉ tình trạng tăng sinh và tăng hoạt động của bạch huyết khiến một hay một vài hạch bạch huyết trong cơ thể sưng lên. Kèm theo đó, sức phòng vệ của cơ thể yếu hơn, dẫn đến sự xâm nhập của các tác nhân gây hại vào các cơ quan trong cơ thể, khiến bạn dễ dàng bị mắc bệnh hơn. Các ổ nhiễm có thể gây viêm mô tế bào, tạo mủ, tắc tĩnh mạch cùng các cơn đau, khó chịu. Mọi người đều có thể mắc phải, nhưng phổ biến nhất là ở phụ nữ. Bệnh có thể có 2 dạng là:
Hạch bạch huyết sưng to bất thường
Triệu chứng bệnh: Đặc điểm dễ nhận biết nhất là hạch sưng to, đau khi ấn vào tuyến bị sưng và khu vực xung quanh trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Thậm chí, có xuất hiện hiện tượng da đỏ, nóng vùng hạch viêm hoặc hạch chảy dịch ra da. Ngoài các dấu hiệu trên, khi hạch bạch huyết viêm kéo dài sẽ kéo theo tình trạng hạch sưng mềm, sốt không biến mất, cân nặng bị giảm dù không ăn kiêng và gặp các vấn đề về hô hấp như chảy nước mũi, đau họng, khó nuốt hoặc thở.
Sưng hạch bạch huyết không phải là không nguy hiểm, đặc biệt là khi hạch sưng không biến mất mà còn có dấu hiệu lan rộng. Một số trường hợp sưng hạch liên quan đến việc ung thư phát triển trong hạch. Vì vậy, khi có các dấu hiệu bất thường, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Nguyên nhân gây bệnh:
Nguyên nhân chính gây sưng hạch bạch huyết là nhiễm trùng cấp tính do liên cầu trùng hay do nhiễm trùng tụ cầu (hiếm xảy ra hơn). Tuy nhiên, sưng hạch cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân ung thư hạch bạch huyết phát triển trong các hạch. Dựa vào vị trí xuất hiện hạch sẽ có thể tìm được nguyên nhân, cụ thể:
Phương pháp điều trị:
Việc điều trị viêm hạch dựa vào xác định vào nguồn lây nhiễm bằng cách thực hiện các xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân và mức độ trầm trọng của bệnh. Sau khi đưa ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ có lộ trình điều trị bao gồm dùng thuốc kháng sinh qua đường uống, hoặc tiêm để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn. Đồng thời sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm và chườm nóng ấm hoặc miếng nhiệt đắp lên vết thương giúp giảm sưng.
Dùng thuốc để giảm sưng hạch bạch huyết
Ung thư hạch bạch huyết khi các tế bào chống nhiễm trùng của hệ miễn dịch thay đổi, phát triển một cách nhanh chóng và mất kiểm soát.
Dấu hiệu nhận biết:
Nguyên nhân:
Hiện nay chưa có bằng chứng xác thực nào chứng minh nguyên nhân gây ung thư rõ ràng, nhưng cũng đã xác định được một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Các giai đoạn bệnh: Được chia thành 4 giai đoạn tương ứng với kích thước, vị trí ung thư.
Cách điều trị:
Các phương pháp điều trị phổ biến nhất là xạ trị và hóa trị. Ngoài ra có thể thực hiện cấy ghép tủy xương, ghép tế bào gốc, trị liệu sinh học, điều trị trúng mục tiêu. Sau khi kết thúc việc điều trị, cần kiểm tra thường xuyên bằng chụp cắt lớp vi tính và xét nghiệm huyết học tại bệnh viện. Đồng thời, phải tuân thủ tái khám định kỳ để kịp thời ứng phó với các trường hợp phát sinh.
Dựa vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị thích hợp
Như vậy, qua bài viết trên, hi vọng đã cung cấp đầy đủ những thông tin về hạch bạch huyết. Nếu có những triệu chứng sưng, viêm hay các dấu hiệu bất thường của cơ thể hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời. Bạn hãy thường xuyên truy cập website sieuthitaigia.vn để theo dõi các bài viết chăm sóc sức khỏe bổ ích, tham khảo và trang bị các thiết bị rèn luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe như ghế massage, xe đạp tập, máy chạy bộ cho gia đình mình.
Hiểu rõ về các căn bệnh cũng là điều cần thiết để phòng ngừa chúng. Tuy nhiên, như thế chưa đủ, bạn cần dành ra khoảng 60 phút mỗi ngày để tập luyện thể thao hằng ngày. Nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể phòng tránh các căn bệnh một cách hiệu quả. Đừng lo lắng nếu bạn không có đủ thời gian đến phòng tập hằng ngày, sử dụng máy chạy bộ Elipsport hoặc xe đạp tập để tập luyện hoặc thư giãn tinh thần với ghế massage của thương hiệu Elipsport được phân phối chính hãng tại Siêu Thị Tại Gia. Đây là phương pháp thích hợp nhất cho trường hợp này.