Phế cầu khuẩn là bệnh như thế nào? Vi khuẩn phế cầu nguy hiểm ra sao? Hàng năm có rất nhiều người mắc bệnh do loại vi khuẩn này gây ra, vậy làm sao để ngăn ngừa và cách phòng tránh bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh ngay sau đây.
Vi khuẩn phế cầu chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là căn bệnh viêm phổi. Bệnh này điều trị rất khó khăn, vì chi phí chữa bệnh rất tốn kém và nguy cơ gây tử vong của bệnh này rất cao. Trẻ em là đối tượng hay nhiễm phải vi khuẩn phế cầu nhất.
Vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh nguy hiểm
Các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra bao gồm một nhóm các bệnh lý do vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae, có tên gọi chung là phế cầu. Chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae có rất nhiều loại khác nhau, chúng thường ẩn trú trong mũi, họng và cả trong đường hô hấp của người khỏe mạnh. Phế cầu là một vi khuẩn tác nhân gây nguy hiểm hiện nay. Vi khuẩn ẩn nấp ở vùng tai-mũi-họng ở người khỏe mạnh, dễ mắc phải bệnh nhất là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, xuất hiện các dấu hiệu viêm họng, viêm tai, viêm mũi và rất nặng là viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não. 4 căn bệnh nguy hiểm nhất do vi khuẩn phế cầu gây ra:
Viêm phổi: Viêm phổi là một bệnh rất nguy hiểm. Nguy cơ bệnh với số lượng nhiều trên toàn thế giới, hàng năm khoảng có 1 triệu ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, chiếm khoảng ⅙ tổng số ca tử vong ở độ tuổi này. Bệnh có dấu hiệu cấp tính là ho nhiều, ớn lạnh, sốt cao, vã mồ hôi, đau ngực, đau cơ, mệt mỏi và ho, bỏ bú, quấy khóc, thở nhanh…
Các biểu hiện này giống với bệnh cảm cúm thông thường nên các phụ huynh dễ nhầm lẫn và không để ý. Bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm phổi nặng và gây ra tử vong. Bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn có tỷ lệ tử vong chiếm khoảng từ 10–20%, đa số là ở trẻ nhỏ hoặc người già. Theo nhận định của các bác sĩ trong nước cho biết “Việt Nam nằm trong số 15 quốc gia chiếm 75% về viêm phổi nặng nề trên toàn thế giới và cũng là một trong những môi trường nguy cơ lây nhiễm rất cao”.
Ho nhiều là triệu chứng của bệnh viêm phổi
Viêm màng não: Bệnh lý rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ dưới 2 tuổi với 83% trường hợp. Phế cầu gây viêm màng não thường xuất hiện ở niêm mạc hầu họng. Các dấu hiệu của viêm màng não có thể bao gồm sốt cao, đau đầu, cứng cổ, khóc khi thay đổi tư thế, thóp phồng ở trẻ nhũ nhi, khóc thét, giảm trương lực cơ. Các bệnh gây ra do khuẩn phế cầu thì đây được coi là bệnh nguy hiểm nhất.
Hậu quả rất trầm trọng đối với các nước đang phát triển thuộc châu Á, Châu Phi tỷ lệ tử vong là trên 50% trong tổng số trẻ bị bệnh. Biến chứng của bệnh để lại không hề nhỏ, có khoảng 30% hết bệnh nhưng để lại di chứng gây tàn tật như bị điếc, mù, liệt, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, trí nhớ kém và mắc chứng đau đầu kéo dài. Cho nên, khi phát hiện trẻ có các triệu chứng như trên, phải lập tức đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để khám và điều trị sớm.
Viêm màng não là mối nguy hiểm đối với trẻ nhỏ
Nhiễm khuẩn huyết: Bệnh đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng, gây tử vong 20% tổng số ca mắc. Nhiễm khuẩn huyết gây ra do khuẩn phế cầu tán công vào máu gây sốc. Bệnh cực kỳ nguy hiểm khi cơ thể đang có những bệnh lý nền khác. Các dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết bao gồm sốt cao đột ngột, nhịp tim nhanh, rối loạn đông máu, giảm lượng nước tiểu, lạnh run…
Viêm tai giữa: Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Vi khuẩn phế cầu khuẩn và vi khuẩn Haemophilus influenzae không định type (NTHi) gây ra làm cho trẻ mắc bệnh viêm tai giữa. Độ tuổi mắc bệnh viêm tai giữa cao nhất nằm khoảng 6-18 tháng tuổi. Vi khuẩn phế cầu len lỏi lên tai thông qua vòi nhĩ, gây viêm, đau tai, đọng dịch và mủ, sốt, bứt rứt, khó ngủ…
Viêm tai giữa lây nhiễm nơi đông người trường học, khu vui chơi từ trẻ nhỏ này sang trẻ nhỏ khác. Dấu hiệu thường thấy là có chất dịch trong tai giữa, đau, sốt, chảy mủ tai gây mất thính giác, ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển ngôn ngữ, khó khăn trong việc tiếp thu học tập.
Viêm tai giữa có tai bị đau, chảy mủ làm mất thị lực
Phế cầu khuẩn ngày càng biến chứng, tăng mức độ đề kháng chống lại với các loại kháng sinh. Điều này khiến cho việc điều trị khó khăn và tạo áp lực, gánh nặng lên ngành y tế. Khi mà các loại kháng sinh trở nên yếu kém hơn so với vi khuẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc điều trị bệnh. Để điều trị các bệnh do phế cầu khuẩn, đầu tiên chính là điều trị bằng kháng sinh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, muốn ngăn ngừa được bệnh do phế cầu khuẩn gây ra nên làm những điều sau:
Tiêm vắc xin: Tiêm ngừa vắc xin phế cầu là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa những bệnh do phế cầu gây ra. Các loại vắc xin phế cầu hiện tại không thể bảo vệ và có khả năng chống lại tất cả các chủng Streptococcus pneumoniae gây bệnh. Việc tiêm vắc xin không thể ngăn ngừa được hết tất cả các trường hợp bệnh lý gây ra bởi Streptococcus pneumoniae. Tuy nhiên, tiêm vắc xin là cần thiết để bảo vệ cơ thể chống lại những chủng phổ biến gây ra hầu hết các trường hợp bệnh lý phế cầu nặng ở trẻ em.
Sau khi tiêm vắc xin có thể xuất hiện một số dấu hiệu của tác dụng phụ. Hãy đến gặp bác sĩ khi bạn có những vấn đề có các triệu chứng của tác dụng phụ, vì có những trường hợp tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe cần được điều trị ngay.
Hiện nay có hai loại vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn để phòng chống các loại nhiễm trùng khác nhau là: vắc xin PCV10, vắc xin PCV13. Trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên có thể tiêm vắc xin dự phòng bệnh phế cầu khuẩn, người trưởng thành và cả người già. Tùy theo mỗi lứa tuổi sẽ có phác đồ tiêm vắc xin khác nhau: 1,2,3 hoặc 4 mũi tiêm.
Tiêm vắc xin là cách ngăn ngừa vi khuẩn phế cầu
Chế độ sinh hoạt hàng ngày: Ngoài việc tiêm vắc xin thì những thói quen lành mạnh sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra. Tránh hút thuốc lá, thuốc lá điện tử cũng không nên hút. Thường xuyên rửa tay với nước ấm, vệ sinh sạch sẽ với xà phòng. Có thể sử dụng nước rửa tay khô có chứa cồn khi bạn không thể rửa tay với xà phòng. Hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh. Nghỉ ngơi đầy đủ, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh nhiều chất dinh dưỡng như ăn nhiều trái cây, rau, chất xơ và protein.
Không cho trẻ nhỏ tiếp xúc những người bị cảm lạnh hoặc cúm tránh nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, mũi của trẻ nhỏ phải đảm bảo luôn sạch sẽ và khô ráo, hãy dạy cho trẻ hắt hơi và ho phải che miệng lại và dùng khăn giấy. Giảm tối thiểu nguy cơ lây lan vi khuẩn xung quanh là bảo vệ bản thân và mọi người.
Rửa tay thường xuyên để phòng tránh bệnh phế cầu khuẩn gây ra
Bài viết trên đã chia sẻ thông tin về các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra. Hy vọng bài viết mang lại hữu ích cho bạn. Ngoài ra, để phòng chống bệnh phế cầu khuẩn, bạn cần có một sức khỏe tốt. Nên luyện tập thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Máy chạy bộ, xe đạp tập là thiết bị rất phù hợp để tập luyện trong gia đình và dễ sử dụng cho mọi lứa tuổi. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm này tại website sieuthitaigia.vn để nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Hiểu rõ về các căn bệnh cũng là điều cần thiết để phòng ngừa chúng. Tuy nhiên, như thế chưa đủ, bạn cần dành ra khoảng 60 phút mỗi ngày để tập luyện thể thao hằng ngày. Nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể phòng tránh các căn bệnh một cách hiệu quả. Đừng lo lắng nếu bạn không có đủ thời gian đến phòng tập hằng ngày, sử dụng máy chạy bộ Elipsport hoặc xe đạp tập để tập luyện hoặc thư giãn tinh thần với ghế massage của thương hiệu Elipsport được phân phối chính hãng tại Siêu Thị Tại Gia. Đây là phương pháp thích hợp nhất cho trường hợp này.