Đang tải...

Bệnh Tay Chân Miệng Có Nguy Hiểm Không?

Bạn có biết nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng và các biến chứng nguy hiểm mà nó mang lại nếu không kịp thời chữa trị hay không? Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh tay chân miệng, các bạn hãy tham khảo thông tin bài viết dưới đây nhé!

Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện tại trẻ nhỏ trong thời kỳ giao mùa có tốc độ lây lan rất nhanh và dễ dàng hình thành dịch bệnh. Trong thời gian nhiễm bệnh nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị rất dễ mang lại biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính gây ra bệnh tay chân miệng là do cơ thể nhiễm virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra, trong đó nhóm virus gây bệnh phổ biến nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71 (Ev71). Hai loại virus này có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên tới vài tuần trong dịch hắt hơi, sổ mũi, phân hay ở các dịch từ mụn nước trên da người bệnh, nên khả năng lây lan là rất mạnh.

Virus Coxsackie A16 gây ra phát ban, viêm nhiễm trên da, viêm nhiễm niêm mạc họng - miệng, còn virus EV71 chủ yếu gây ra các biến chứng về thần kinh như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và rất dễ dẫn đến tử vong nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng chiếm đến 90% là trẻ nhỏ và đặc biệt là nhóm trẻ dưới 3 tuổi. 

Bệnh tay chân miệng

Virus đường ruột gây bệnh tay chân miệng

2. Đường lây truyền bệnh

Các virus gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh từ người sang người qua đường tiếp xúc với dịch tiết từ nước bọt, mũi họng, chất dịch từ các mụn nước trên da hoặc phân của người bệnh. Giai đoạn lây lan mạnh nhất của virus là trong tuần đầu tiên khi nhiễm virus. Tuy nhiên, do virus tồn tại ngoài môi trường lên tới vài tuần, nên thời gian có thể kéo dài hơn và có các con đường lây truyền virus gây bệnh tay chân miệng như:

  • Tiếp xúc gần với người mắc bệnh như sống trong gia đình, trẻ em học chung lớp, chơi đùa và nói chuyện với nhau.
  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ nước bọt khi nói chuyện, ăn uống chung, ho, hắt hơi…
  • Tiếp xúc với dịch từ các nốt mụn nước, phân, dịch từ mũi họng của người bệnh.
  • Sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt, đồ chơi người mắc bệnh.

Bệnh tay chân miệng

Virus tay chân miệng lây truyền qua không khí, tiếp xúc

3. Triệu chứng của bệnh

Giống như các loại bệnh nhiễm khuẩn khác, bệnh tay chân miệng cũng được chia thành vài giai đoạn và có các triệu chứng đi kèm khác nhau. 

3.1. Giai đoạn ủ bệnh

Bệnh tay chân miệng có thời gian ủ bệnh khá ngắn, kéo dài khoảng 3 - 7 ngày. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng thường trú ngụ ở niêm mạc miệng hoặc ở niêm mạc ruột vùng hồi tràng. Sau khoảng thời gian 24 giờ, virus sẽ đi đến các hạch bạch huyết xung quanh rồi xâm nhập vào đường máu, gây nhiễm trùng nhanh chóng. Sau đó, chúng sẽ di chuyển đến niêm mạc miệng và da, người bệnh sẽ có dấu hiệu bệnh và chuyển sang giai đoạn khởi phát. Tuy nhiên, ở những người khỏe mạnh, hệ miễn dịch của họ tạo ra được kháng thể miễn dịch với virus gây bệnh thì có thể tự khỏi bệnh và đào thải virus ra khỏi cơ thể.

3.2. Giai đoạn khởi phát

Sau thời kỳ ủ bệnh thì cơ thể người bệnh sẽ có các triệu chứng dễ thấy trong 1-2 ngày tiếp theo như sốt khoảng 38 - 39 độ C, họng đau, chảy nhiều nước bọt, đau răng miệng, chán ăn, quấy khóc ở trẻ nhỏ, tiêu chảy…

3.3. Giai đoạn toàn phát

Bệnh tay chân miệng trong giai đoạn toàn phát sẽ có các triệu chứng rõ ràng và mạnh mẽ hơn như:

  • Phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, sau đó hình thành các mụn nước nhỏ to nhỏ khác nhau. Chúng có thể mọc ẩn dưới da hoặc mọc nổi lên da. Các nốt ban đỏ này thường không đau, không ngứa và kéo dài khoảng 7-10 ngày. Tiếp đến chúng vỡ ra gây đau, ngứa và nếu để nhiễm trùng thì sẽ thành sẹo.
  • Loét miệng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng. Với những nốt mụn nước trong khoang miệng, lưỡi, mép môi, gây nhiều khó chịu trong ăn uống. Sau khi chúng vỡ ra sẽ gây đau đớn, lở loét khiến trẻ em quấy khóc, chán ăn và sơ ý thì cha mẹ sẽ lầm tưởng các bé bị viêm loét miệng thông thường.
  • Trong giai đoạn này trẻ vẫn có dấu hiệu nóng sốt và trên mông các bé xuất hiện các nốt mụn lở, rộp da.
  • Ở trường hợp nặng hơn thì các bé có thể bị nôn ói, mê sảng, co giật, tim đập nhanh, mất tri giác,… 

Tùy theo cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng bé, mà có những dấu hiệu nặng nhẹ khác nhau. Ở những bé mắc bệnh nhẹ thì sau khoảng thời gian 7-10 ngày được cha mẹ chăm sóc và cho sử dụng thuốc đúng cách, thì hoàn toàn có thể khôi phục tại nhà. Còn ở những bé mắc bệnh nặng hơn với các triệu chứng nặng như co giật, chân tay run rẩy, giật mình thường xuyên, khó thở, sốt cao không ngừng, thì phải đưa tới bệnh viện để khám và điều trị ngay lập tức.

Bệnh tay chân miệng

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Theo nghiên cứu, bệnh tay chân miệng có thể tái phát nhiều lần và ở mỗi lần mắc phải là do 1 chủng virus mới gây ra. Còn sau mỗi lần khi khỏi bệnh thì cơ thể của trẻ sẽ miễn dịch đối với virus gây bệnh lần đó. Vậy nên các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý tới những triệu chứng sau khi mắc bệnh tay chân miệng, để tránh phán đoán sai lầm ảnh hưởng tới thời gian điều trị tốt nhất cho trẻ.

4. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh

Bệnh tay chân miệng sẽ không nguy hiểm nếu kịp thời phát hiện và điều trị bằng thuốc sớm. Tuy nhiên, nếu phát hiện trễ, để trẻ có những biểu hiện sốt cao không ngừng dẫn tới co giật, mê sảng thì sẽ có nhiều biến chứng nguy hại:

  • Viêm màng não do virus xâm nhập với các triệu chứng sốt, đau đầu, đau cổ hoặc đau lưng. Tuy bệnh thường ở mức độ nhẹ và tự khỏi, nhưng cũng có một vài trường hợp người bệnh cần phải tới bệnh viện để điều trị để đảm bảo an toàn
  • Tuy hiếm gặp hơn viêm màng não, nhưng vẫn có trường hợp nặng hơn là viêm - sưng não, bại liệt xảy ra. Các triệu chứng ở trẻ em như quấy khóc, sốt cao dẫn tới co giật, mê sảng và nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn tới tử vong do viêm não sau vài giờ
  • Các mụn nước sau khi vỡ rất dễ để lại sẹo và viêm bội nhiễm nếu cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ cho các bé.

Bệnh tay chân miệng

Khám bác sĩ kịp thời giúp phòng ngừa biến chứng 

5. Phương pháp phòng chữa bệnh tay chân miệng

5.1. Chữa bệnh

Hiện tại, bệnh tay chân miệng không phương pháp đặc trị chữa bệnh vì bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, các bạn có thể tự mua thuốc về sử dụng hoặc gặp bác sĩ kiểm tra, điều trị để làm giảm triệu chứng bệnh và chờ tự đến khi tự khỏi bệnh bằng một số cách như:

  • Sử dụng thuốc hạ sốt, kháng sinh giảm sưng viêm tại các vết mụn.
  • Uống nhiều nước hoặc thực phẩm lỏng cấp nước.
  • Súc miệng bằng nước muối thường xuyên để sát trùng niêm mạc trong miệng.
  • Sau khi vết mụn nước vỡ thì nên sử dụng thuốc bôi hoặc gel bôi để làm lành vết thương và tránh bị bội nhiễm hay sẹo

5.2. Phòng bệnh

Việc phòng tránh và hạn chế diễn biến của bệnh là điều đầu tiên mà mỗi chúng ta cần phải quan tâm. Bảo vệ an toàn sức khỏe cho bản thân và trẻ nhỏ trước các dịch bệnh nhiễm khuẩn nói chung và bệnh tay chân miệng nói riêng, chúng ta cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là một trong những yếu tố quan trọng phòng bệnh như rửa tay thường xuyên với xà phòng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đồ dùng sinh hoạt luôn được bảo sạch sẽ…
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống như sử dụng đồ ăn chín, uống nước sôi, ăn những thực phẩm sạch.
  • Tại nhà, cơ sở, trường học nên được phun khử trùng định kỳ .
  • Nghi ngờ trẻ mắc bệnh thì nên sớm đi khám bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Cách ly người mắc bệnh để tránh lây nhiễm .
  • Hạn chế tiếp xúc, sử dụng chung dụng cụ, đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh.
  • Theo dõi tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời tránh xảy ra hậu quả xấu.

Bệnh tay chân miệng lây lan rất nhanh và nhanh chóng tạo thành dịch bệnh nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Chính vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là các bậc phụ huynh cần nâng cao tinh thần và hành động trong việc phòng tránh dịch bệnh.

Bệnh tay chân miệng

Rửa tay với xà phòng giúp phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Trên đây là thông tin về bệnh tay chân miệng mà bài viết muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng, những dấu hiệu nhận biết, phòng tránh và điều trị bệnh sẽ giúp bạn không bối rối khi nghi ngờ nhiễm bệnh và mắc bệnh. Bạn hãy giữ một môi trường sống sạch sẽ, chế độ ăn uống khoa học và đừng quyên tập thể dục thường xuyên nhé! Các thiết bị chăm sóc sức khỏe như máy chạy bộ, xe đạp tập tại website sieuthitaigia.vn rất thích hợp sử dụng trong gia đình, bạn có thể trang bị những sản phẩm này tđể tăng cường sức đề kháng, sức khỏe cho bản thân cùng các thành viên trong nhà.

SIÊU THỊ TẠI GIA

  • Website: https://www.sieuthitaigia.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/Sieuthitaigia.vn
  • Tổng đài MIỄN PHÍ: 1800 6884

Hiểu rõ về các căn bệnh cũng là điều cần thiết để phòng ngừa chúng. Tuy nhiên, như thế chưa đủ, bạn cần dành ra khoảng 60 phút mỗi ngày để tập luyện thể thao hằng ngày. Nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể phòng tránh các căn bệnh một cách hiệu quả. Đừng lo lắng nếu bạn không có đủ thời gian đến phòng tập hằng ngày, sử dụng máy chạy bộ Elipsport hoặc xe đạp tập để tập luyện hoặc thư giãn tinh thần với ghế massage của thương hiệu Elipsport được phân phối chính hãng tại Siêu Thị Tại Gia. Đây là phương pháp thích hợp nhất cho trường hợp này.

  • Sieuthitaigia.vn trung tâm mua sắm tại nhà với hệ thống siêu thị 63 tỉnh thành với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage, máy làm kem tươi, máy làm đá viên, máy hút chân không công nghiệp…được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay.
  • Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc, giúp quý khách hàng trải nghiệm gần nhà tiện lợi để lựa chọn được cho gia đinh mình sản phẩm phù hợp nhất.

Showroom Miền Bắc (9)

102 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa
Tổng đài: 0248 883 1552
439 Quang Trung, P. Phú La, Quận Hà Đông
Tổng đài: 0243 3598 357
687 Quang Trung, P. Phú La, Quận Hà Đông
Tổng đài: 0248 8811 552
805H Giải Phóng, P. Giáp Bát, Quận Hoàng Mai
Tổng đài: 0243 884 8484
118 Ngô Gia Tự, P. Đức Giang, Quận Long Biên
Tổng đài: 0243 641 7831
32 Phạm Văn Đồng, P. Mai Dịch, Quận Cầu Giấy
Tổng đài: 024 3201 3979
Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy
Tổng đài: 0243 2013 979
Số 18 Phố Nhổn, P. Xuân Phương, Quận Từ Liêm
Tổng đài: 0248 886 1552
252 Minh Khai, P. Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng
Tổng đài: 0289 999 3636

Showroom Miền Nam (20)

1A Hoàng Trọng Mậu, P. Tân Hưng, Quận 7
Tổng đài: 1800 6854
Nguyễn Văn Linh, KP. 2, P. Tân Phú, Quận 7
Tổng đài: 1800 6854
404 Nguyễn Văn Luông, P. 12, Quận 6
Tổng đài: 028 3535 6278
852 Tạ Quang Bửu, P. 4, Quận 8
Tổng đài: 1800 6854
334 Cộng Hoà, P. 13, Quận Tân Bình
Tổng đài: 028 3812 6972
613 Tô Ký, P. Trung Mỹ Tây, Quận 12
Tổng đài: 0283 535 6166
13 Lê Văn Khương, P. Tân Thới Hiệp, Quận 12
Tổng đài: 0248 888 1552
376 Đường 3/2, P. 12, Quận 10
Tổng đài: 024 8887 1552
731 Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Quận Bình Tân
Tổng đài: 028 3620 3552
Tên Lửa, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân
Tổng đài: 028 3620 3552
865 Âu Cơ, P. Tân Sân Nhì, Quận Tân Phú
Tổng đài: 028 3535 6118
53 Hòa Bình, P. Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú
Tổng đài: 028 3620 3495
1068 Kha Vạn Cân, P. Linh Chiểu, Quận Thủ Đức
Tổng đài: 028 3636 7550
32 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long A, Quận 9
Tổng đài: 1800 6854
234 - 236 Bạch Đằng, P. 24, Quận Bình Thạnh
Tổng đài: 0283 5358 439
Điện Biên Phủ, P. 17, Quận Bình Thạnh
Tổng đài: 0283 5358 439
346 Nguyễn Oanh, P. 17, Gò Vấp
Tổng đài: 028 3620 8134
431 Quang Trung, P. 10, Quận Gò Vấp
Tổng đài: 024 8884 1552
137 Tỉnh lộ 8, KP.7, Thị Trấn Củ Chi
Tổng đài: 028 3620 6713
Tìm cửa hàng gần nhất ( 7:00 - 22:30 )