Phụ lục
Đi bộ có bị to chân không? Cách đi bộ đúng là như thế nào? Cùng xem qua bài viết sau đây để biết được bản thân đã đi bộ đúng chưa và lý do tại sao chân mình lại to ra nhé. Việc đi bộ rất tốt cho cơ thể và cả sức khỏe nên bạn đừng lơ là nhé.
Chắc hẳn là có không ít lần trong đời bạn đã từng đi bộ. Việc đi bộ có thể là đi từ nơi này đến nơi khác mà không có chủ đích tập thể dục. Hoặc bạn đi bộ để rèn luyện cơ thể. Tuy nhiên, có bao giờ bạn thắc mắc rằng liệu bản thân đã đi đúng tư thế chưa, đi bộ có bị to chân không,... Bài viết hôm nay sẽ hướng về chủ đề đi bộ, đừng bỏ qua nhé.
Đi bộ cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai vì nó có thể giúp bà bầu không bị tăng cân do lười vận động, do căng thẳng khi mang thai. Người mang thai được khuyến khích nên đi bộ mỗi ngày ít nhất 30 phút. Bầu càng lớn tháng thì càng nên vận động. Nếu không vận động, cơ thể sẽ khó thích nghi được với trọng lượng ngày một lớn của thai nhi,...
Phụ nữ mang thai cũng nên đi bộ
Đi bộ tốt cho người cao huyết áp, tiểu đường
Đi bộ rất tốt cho cơ thể để phòng tránh nhiều loại bệnh
Đi bộ có bị to chân không? Tư thế đi bộ đúng sẽ không làm bắp chân to hơn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý giữ đúng tư thế để giảm cân và gầy chân. Nếu không sẽ phản tác dụng. Bản thân đi bộ cũng thuộc bài tập thể dục nhịp điệu. Tập thể dục không làm người ta béo lên, nếu béo lên thì có thể đó là lý do khác. Mỗi ngày bạn đi bộ tối đa một, hai tiếng. Điều này vừa giúp cơ thể tiêu hao mỡ, vừa không làm bắp chân to lên nên chị em có thể đi bộ giảm cân an toàn.
Đi bộ có bị to chân không?
Xem thêm:
Như đã nói ở phần 1, việc đi bộ chân có bị to không ảnh hưởng rất nhiều đến tư thế đi bộ của bạn. Nếu bạn thực hiện đúng cách, tin chắc bắp chân bạn sẽ không như "bắp chân cầu thủ", "bắp chân bắp chuối",... Dưới đây là ba tư thế sai phổ biến có thể làm cho đôi chân của bạn trông to hơn:
Đây là tư thế sai điển hình nhất. Khi ai đó bước đi, tiếng bước chân nặng nề, hoặc giày cứ cọ vào sàn tạo ra tiếng kêu chà sát. Tư thế đi bộ này không những dễ gây đau thắt lưng mà còn khiến bắp đùi to lên không thể giảm được, dễ gây đau nhức vùng lưng,...
Bạn có hay thực hiện động tác đi bộ nhưng mũi chân thì cứ hay đá lên không? Đây không phải là hành động bạn nhìn thấy vật cản trước mặt và đá nó đi. Mà là thói quen vừa đi vừa đá chân. Khi đá, cơ thể sẽ nghiêng về phía trước. Khi đi chỉ mũi chân chạm đất, sau đó đầu gối sẽ co lại và gót chân sẽ nâng lên. Vì vậy, khi đi bộ, rất ít gắng sức từ thắt lưng, giống như đi những bước nhỏ và "gãy". Nếu bạn có thói quen đá, bạn nên cẩn thận. Để không làm to lên toàn bộ chân.
Nhiều người sử dụng nhóm cơ trước bàn chân thay vì cả bàn chân. Điều này làm cho đùi trước mỏi và dễ dày, to lên. Dùng ngón chân cái có thể cảm nhận được lực của mông. Đồng thời cũng có thể khiến nhiều người yếu hơn,... Nếu duy trì thói quen đi bộ kiễng chân thì sau một thời gian, bạn sẽ thấy nhóm cơ trước bàn chân bị đau nhức. Lý do chính là áp lực từ toàn bộ cơ thể bị đổ dồn vào phần này làm quá sức chịu đựng của nó gây đau nhức. Nếu nghiêm trọng còn có thể gặp 1 số vấn đề về xương hoặc gãy xương.
Từ những tư thế sai trên đây, chúng ta cũng đã thấy được việc đi bộ chân to hay nhỏ phụ thuộc rất lớn vào tư thế đi. Hãy chú ý nhiều hơn khi đi bộ, sửa đổi các tư thế để không làm bắp chân to ra nhé.
Sau khi đã tìm hiểu đi bộ có bị to chân không thì chúng ta nên tiến hành việc đi bộ bằng tư thế đúng. Hãy đọc hướng dẫn sau và bắt đầu đi bộ thôi nào!
Cách đi của một người liên quan chặt chẽ đến các đặc điểm của vòm bàn chân. Từ điểm tiếp đất của gót chân đến khi gót chân rời khỏi mặt đất, thứ tự mà gót chân tiếp xúc với mặt đất là: Vòm ngoài - vòm ngang - vòm dọc. Do đó, đầu tiên bàn chân bước phải chạm đất bằng gót chân. Sau đó lăn mũi chân qua vòm bàn chân. Cuối cùng kiễng chân từ ngón chân cái lên để giúp chúng ta bước tiếp.
Tư thế đi bộ đúng không phải là "cử động phần dưới cơ thể" một cách cứng nhắc. Vai và hông cũng nên lắc lư cùng nhau. Điều này có thể kiểm soát sự thay đổi của trọng tâm và làm cho việc đi bộ phối hợp hơn.
Phối hợp các bộ phận khác trên cơ thể khi đi bộ
Đi bộ nhiều bắp chân có to không? Điều này cũng phụ thuộc vào tư thế đi và mục đích đi bộ của bạn. Nói một cách dễ hiểu thì bất kỳ bài tập luyện nào nếu tập luyện một cách vừa phải theo đúng mục đích thì sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn. Nhưng nếu tập luyện quá nhiều so với yêu cầu hoặc ít hơn đều không gặt hái được kết quả tốt.
Nếu tập luyện cho chân thon, bạn hãy đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày và nhiều nhất là 2 tiếng. Đừng cố tập nhiều hơn con số này sẽ khiến cơ chân bạn mệt mỏi, dễ bị sưng cơ, hỏng cơ,... Tập ít hơn con số tối thiểu cũng có thể khiến cơ chân bạn tích tụ mỡ thừa và làm to lên.
Chạy bộ có lực tác động mạnh lên đôi chân hơn. Nhưng nếu bạn chạy đúng tư thế thì nó cũng không khiến chân bạn bị to ra. Mà ngược lại càng giúp chân bạn thon gọn. Việc đi bộ và chạy bộ có bị to chân không phụ thuộc vào mục đích bạn muốn đạt được. Nếu bạn muốn tập luyện tăng cơ, làm chân to ra thì sẽ có những kiểu đi bộ, chạy bộ hỗ trợ tăng cơ. Ngược lại nếu muốn tập luyện cho chân thon thì cũng có những cách đi bộ hay chạy bộ phù hợp với mục đích đó.
Chạy bộ có làm to chân không?
Trên đây là bài viết về việc đi bộ có bị to chân không. Bạn đã thực hiện đúng động tác đi bộ không? Đừng quên chăm chỉ tập luyện để mang về sức khẻo cho bản thân nhé. Bạn cũng có thể tham khảo thiết bị máy chạy bộ của thương hiệu ELIP, vừa có tác dụng đi bộ, vừa có chế độ chạy bộ, leo núi cực hiệu quả để rèn luyện sức khỏe.