Phụ lục
Theo thống kê, tỉ lệ người thực hiện sai cách khi tập luyện với máy chạy bộ điện tại nhà chiếm đến 45%. Chính vì thế, nếu bạn muốn mua sắm hoặc vừa sở hữu thiết bị này, hãy lưu ý những điều sau trong quá trình sử dụng nhé!
Máy chạy bộ là thiết bị cần thiết cho những ai không muốn dành nhiều thời gian hoặc không muốn dùng chung thiết bị như tại phòng gym. Những lưu ý tập luyện sau đây sẽ giúp bạn có những buổi tập luyện tại nhà với sản phẩm đạt hiệu quả cao, phòng tránh chấn thương.
Trước khi bắt đầu tập luyện với máy chạy bộ, bạn nên khởi động để cơ thể được làm nóng, nhịp tim tăng, đưa oxy đến các cơ nhằm hạn chế tình trạng cơ co rút hoặc chấn thương do hoạt động đột ngột.
Dành thời gian khởi động trước khi bắt đầu bài chạy bộ
Bạn nên dành thời gian tìm hiểu chiếc máy mà mình đang sử dụng, nắm rõ những nút khởi động/dừng lại, tăng giảm tốc độ, độ nghiêng sử dụng thế nào. Đồng thời hãy lưu ý đến những thông số như lượng calo tiêu thụ, nhịp tim, quãng đường chạy... để kiểm soát kết quả tập luyện và lên lịch tập phù hợp.
Độ dốc sẽ giúp bạn tăng khả năng đốt cháy calo và tạo cảm giác chạy trên nhiều địa hình khác nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng chỉnh độ dốc cao là tốt nhé! Những người mới làm quen với thiết bị chỉ chỉnh độ dốc là 0 để làm quen, đến khi thể lực được nâng lên thì bạn có thể tăng độ dốc cho phù hợp với thể lực.
Thêm một lưu ý nữa là bạn không nên duy trì một độ dốc quá lâu vì sẽ làm hông, lưng, mắt cá nhân bị căng quá mức và có thể dẫn đến chấn thương. Hãy xen kẽ chạy trên mặt phẳng với độ dốc để đảm bảo an toàn. Ví dụ, trong buổi chạy 30 phút, bạn dành 5 phút đầu khởi động, 5 phút chạy nhanh dần ở mặt phẳng có độ dốc 0%, 10 phút tiếp đến tăng từ từ độ dốc, sau đó hạ độ dốc về dần 0% và đi bộ từ từ kết thúc buổi tập. Đồng thời bạn tránh đặt độ dốc quá 7%, tốt nhất là nên thử thách bản thân với những đường chạy có độ dốc trên 2% và phù hợp với khả năng của bạn.
Tư thế chạy rất quan trọng để hiệu quả tập luyện đạt tối ưu cũng như phòng ngừa thương tích. Trong suốt quá trình tập luyện, bạn giữ cơ thể thẳng, không ngửa người về sau hay nghiêng ra trước. Mắt nhìn thẳng, không cúi nhìn chân vì tạo thành đau cổ và lưng, dễ hụt chân gây té ngã. Bên cạnh đó, các bước chạy phải được đồng đều, dáng chạy tự nhiên.
Chạy bộ khiến bạn bị mất nước. Do đó, bạn cần chuẩn bị chai nước lọc đặt sẵn trên máy chạy bộ và uống ít nhất 4 - 6 ly sau 20 phút tập luyện với máy chạy bộ điện, tránh vì mất nước mà bị hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi...
Khi hoàn thành mục tiêu tập luyện, nhiều người thường có tâm lý muốn nghỉ ngay lập tức. Tuy nhiên, điều này là không tốt. Việc dừng đột ngột có thể làm bạn bị choáng vì lúc này huyết áp cùng nhịp tim giảm nhanh. Kết thúc tập luyện khoa học là bạn điều chỉnh tốc độ chậm dần và đi bộ khoảng 5 - 10 phút, sau đó mới ngừng hẳn và nghỉ ngơi.
Bạn bắt đầu và kết thúc buổi tập phải từ từ, không chạy tốc độ cao hoặc ngừng đột ngột
Tập luyện với máy chạy bộ điện không khó, bạn chỉ cần lưu ý vài điều là kết quả tập luyện sẽ được cải thiện và phòng chống chấn thương trong quá trình tập luyện tốt. Sieuthitaigia hiện đang có nhiều thiết bị thể dục, chăm sóc sức khỏe như máy chạy bộ, ghế massage toàn thân đang được ưa thích nhất hiện nay, bạn truy cập website sieuthiaiagia.vn tham khảo hoặc gọi hotline 1800 6884 để được tư vấn nhanh chóng.
Những công dụng tuyệt vời của máy chạy bộ đem lại là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao nhất cho người tập, mỗi đối tượng cần có cách sử dụng khác nhau và hiểu rõ những sai lầm nên tránh. Bên cạnh đó, bạn cần có một chiếc máy chạy bộ chất lượng. Hãy lựa chọn máy chạy bộ Elipsport, thương hiệu dẫn đầu tại Việt Nam để đồng hành cùng bạn và gia đình trong quá trình tập luyện