Phụ lục
Uốn ván là một gánh nặng bệnh tật vẫn đang hiện hữu từng ngày. Nhiều trường hợp bị uốn ván gây nguy kịch chỉ từ vết thương nhỏ như heo cạp, gà mổ, bò đạp, gai đâm… và hầu hết người bệnh đều chủ quan trong điều trị, vì không nghĩ mình sẽ mắc bệnh uốn ván, không đi chích ngừa kịp thời và tình trạng bệnh đã tiến triển nặng mới nhập viện.
Ở các nước trên thế giới, vi khuẩn uốn ván có mặt ở mọi nơi và gây bệnh tản phát. Bệnh uốn ván thường gặp nhiều hơn ở những vùng nông nghiệp và những nơi phải tiếp xúc thường xuyên với chất thải của súc vật và không được tiêm phòng đầy đủ. Để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể, thì tiêm vắc-xin phòng uốn ván là biện pháp hiệu quả nhất.
Bệnh uốn ván (tên khoa học Tetanus) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do ngoại độc tố (Tetanus exotoxin) của trực khuẩn uốn ván (tên khoa học Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các biểu hiện của bệnh là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, tiếp đó là cơ mặt, cơ gáy và sau cùng là cơ thân.
Uốn ván do trực khuẩn Clostridium tetani gây nên
Bệnh uốn ván không thể lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, khi vết thương hở tiếp xúc trực tiếp tại những môi trường có vi khuẩn uốn ván tồn tại, thì chúng lại rất dễ lây nhiễm. Chẳng khi bạn giẫm phải đinh rỉ sét, động vật cắn bị thương hay cơ thể bị thương nhưng vẫn phải thường xuyên phải tiếp xúc với những môi trường có chứa phân động vật, đất bùn, thì sẽ có nguy cơ rất lớn bị nhiễm vi trùng uốn ván. Trong một số trường hợp khi nạo phá thai hay phẫu thuật trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh, cũng có khả năng cao bị nhiễm bệnh.
Bệnh uốn ván phân bố rải rác ở khắp các tỉnh thành trong cả nước Việt Nam và có ở mọi lứa tuổi. Bệnh không mang tính chất mùa rõ rệt và có thể gặp bất kỳ thời gian nào trong năm. Từ năm 1992, chương trình loại trừ uốn ván sơ sinh đã được triển khai. Việt Nam đã loại trừ uốn ván sơ sinh theo quy mô huyện từ năm 2005 với tỷ lệ mắc uốn ván sơ sinh dưới 1/1000 trẻ đẻ sống. Bệnh uốn ván có tỷ lệ tử vong của cao hơn ở những người không tiêm chủng và người lớn trên 60 tuổi.
Uốn ván có tỷ lệ tử vong cao
Do bị trầy xước và vết thương tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani có trong đất, cát bụi, cống rãnh, phân trâu bò ngựa và gia cầm, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ... khiến chúng có cơ hội xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước và phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván.
Những người có nguy cơ cao mắc phải bệnh uốn ván: Nông dân làm vườn; người dọn vệ sinh chuồng trại, cống rãnh; người làm việc ở những nông trường hoặc trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm; bộ đội, thanh niên xung phong; công nhân xây dựng công trình.
Uốn ván bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Vi khuẩn C.tetani là trực khuẩn gram dương, kỵ khí, di động, có hình bầu dục, không có màu và nha bào có mặt ở khắp nơi trên thế giới: trong đất, môi trường kỵ khí, phân súc vật, phân người. Nha bào có thể tồn tại nhiều năm trong một số môi trường, không bị tiêu diệt khi bị đun sôi 20 phút và kháng với nhiều loại thuốc khử khuẩn. Nhưng khi chúng tồn tại ở dạng các tế bào thực vật, chúng dễ dàng bị khử hoạt tính và nhạy cảm với nhiều kháng sinh như metronidazol, penicillin.
Những triệu chứng bệnh uốn ván được biểu hiện thường là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, sau đó là cơ mặt đến cơ gáy và sau cùng là cơ thân. Trẻ sơ sinh bị uốn ván vẫn khóc và bú bình thường trong 2 ngày đầu sau sinh (sau khi sinh bệnh xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 28), tiếp đến không bú được, co giật. Hầu hết trẻ đã nhiễm bệnh uốn ván thường tử vong.
Biểu hiện của uốn ván là những cơn co giật
Thường thì thời gian ủ bệnh giao động trong khoảng 3 đến 10 ngày, nhưng cũng có thể tới 3 tuần. Nguy cơ tử vong càng cao thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Bắt đầu bệnh nhân sẽ có những cơn co cứng cơ và đau dữ dội, thường thì bắt đầu ở cơ hàm và sau đó từ từ tiến tới các phần còn lại của cơ thể, nó sẽ kéo dài vài phút, thường được biểu hiện như:
Nguyên tắc điều trị uốn ván là diệt trừ vi khuẩn, trung hòa độc tố, theo dõi và xử trí hỗ trợ hô hấp, ngăn ngừa các cơn co cứng cơ. Người bệnh cần được chăm sóc trong một căn phòng yên tĩnh để giám sát và theo dõi tim, phổi thường xuyên, hạn chế mọi sự kích thích. Duy trì và bảo vệ đường thở. Vết thương phải được xử lý sạch sẽ, loại bỏ triệt để các dị vật.
Người bị uốn ván cần được theo dõi và điều trị kịp thời
Hy vọng qua những chia sẻ ở trên, bạn đã thấy được mức độ nguy hiểm của uốn ván cũng nhưng thông tin hữu ích để phòng tránh. Để phòng ngừa uốn ván, tiêm vắc-xin là một hành động đúng đắn và cần thiết trong giai đoạn đầu. Ngoài r,a bạn cũng nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt hay làm việc lành mạnh. Đồng thời thường xuyên luyện tập thể thao tại nhà là việc nên làm. Nếu bạn muốn tìm hiểu về thiết bị tập luyện thể dục thể thao tại nhà như máy chạy bộ, xe đạp tập hãy truy cập webiste của sieuthitaigia.vn hoặc gọi đến hotline 1800 6884.
SIÊU THỊ TẠI GIA
Hiểu rõ về các căn bệnh cũng là điều cần thiết để phòng ngừa chúng. Tuy nhiên, như thế chưa đủ, bạn cần dành ra khoảng 60 phút mỗi ngày để tập luyện thể thao hằng ngày. Nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể phòng tránh các căn bệnh một cách hiệu quả. Đừng lo lắng nếu bạn không có đủ thời gian đến phòng tập hằng ngày, sử dụng máy chạy bộ Elipsport hoặc xe đạp tập để tập luyện hoặc thư giãn tinh thần với ghế massage của thương hiệu Elipsport được phân phối chính hãng tại Siêu Thị Tại Gia. Đây là phương pháp thích hợp nhất cho trường hợp này.