HIV là gì? Những điều bạn cần biết về HIV
HIV là gì? Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem HIV là đại dịch khi số lượng người mắc phải, lây lan và tử vong ngày càng gia tăng vì chưa có thuốc điều trị. Điều cần làm bây giờ chính là mọi người cần phải tự bảo vệ cho chính mình và gia đình.
HIV là gì mà khiến bất kỳ ai cũng có khả năng lây nhiễm cao. Dù người lớn, người già, trẻ em hoặc ngay cả đang trong quá trình thai kỳ đứa bé cũng bị mắc bệnh. Vậy bạn đã biết các thuật ngữ như giai đoạn cửa sổ là gì, thời kỳ cửa sổ là gì hay hiv là viết tắt của từ gì chưa? Vì vậy, bài viết này sẽ phân tích chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh HIV kịp thời và đúng phương pháp.
HIV rất nguy hiểm, cần tự chủ động phòng tránh
1. HIV là gì?
HIV là virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người và tình trạng nguy hiểm cuối sẽ gây ra bệnh AIDS. Cơ thể con người có hệ thống miễn dịch giống như một lớp màng bảo vệ kiên cố, chống lại các tác nhân gây bệnh, nhiễm trùng. Khi bị nhiễm HIV, virus tấn công và gây suy giảm hệ miễn dịch và phá hủy các tế bào bạch cầu (lympho) ở người.
Virus HIV không giống như các loại virus khác, virus này có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong cơ thể con người suốt đời. Sau một thời gian nhiễm bệnh nặng, người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, hay còn gọi là AIDS, nguy cơ tử vong rất cao.
2. Nguyên nhân mắc bệnh HIV
HIV lây truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp máu hoặc dịch tiết ở cơ quan sinh dục của người đang bị nhiễm bệnh. Mọi độ tuổi, mọi ngành nghề, mọi tầng lớp xã hội đều có thể bị nhiễm HIV. Virus HIV không lây nhiễm qua các tiếp xúc thông thường như nhìn nhau, nắm tay, ôm nhau. Dưới đây là một số con đường mà bạn có thể bị nhiễm HIV:
- Quan hệ tình dục không an toàn và lành mạnh (cả cùng giới và khác giới).
- Sử dụng chung các thiết bị, vật dụng từ người nhiễm HIV như kim tiêm, thiết bị xăm hình và xỏ khuyên mà chưa được khử trùng, làm sạch. Hoặc tiếp xúc với máu, nhận máu, chất tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo bị nhiễm HIV đúng tại các vết thương hở hoặc lở loét.
- Mẹ mắc bệnh HIV truyền bệnh sang bào thai hoặc trong thời gian cho con bú sữa mẹ.
Thai phụ bị HIV thì con sinh ra có thể bị nhiễm
3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm HIV là gì?
Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV và mắc AIDS:
- Không sử dụng bao cao su khi quan hệ, quan hệ tình dục không an toàn bằng đường hậu môn và quan hệ với nhiều nhiều người khác nhau.
- Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác do phần sinh dục bị viêm loét.
- Nghiện ma túy nên thường có dấu hiệu dùng chung kim tim từ người khác đang nhiễm bệnh HIV.
- Virus và vi khuẩn có thể tích tụ tại bao quy đầu chưa được cắt, làm tăng nguy cơ nhiễm HIV lúc quan hệ tình dục, đặc biệt thường xảy ra trong quan hệ tình dục đồng giới.
- Ăn các loại thực phẩm có vi khuẩn gây hại như trứng sống, hàu sống hoặc sữa chưa được tiệt trùng.
- Hiến máu, nhận tiếp máu từ người khác.
4. Các giai đoạn khởi phát HIV là gì?
4.1. Giai đoạn nhiễm trùng tiên phát
- Đây là giai đoạn virus vừa mới xâm nhập vào trong cơ thể của người bệnh. Ở giai đoạn này virus sẽ phát triển và có xu hướng nhân lên khá nhanh chóng.
- Sau khi phơi nhiễm từ 2 đến 4 tuần, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng cơ bản. Chẳng hạn như: sốt, ho, nổi hạch, viêm họng, đau mỏi cơ, đau đầu, buồn nôn hay bị sút cân,...
- Các triệu chứng này sẽ thường kéo dài trong khoảng 1 tuần đến 1 tháng. Chúng cũng xuất hiện không quá rõ ràng nên bệnh nhân thường sẽ dễ bị nhầm lẫn với chứng cảm cúm thông thường.
4.2. Giai đoạn mạn tính
- Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch sẽ tác động đến một lượng lớn virus. Vì thế cơ thể sẽ chuyển sang tình trạng bị nhiễm trùng mạn tính. Hay giai đoạn này sẽ còn được gọi là giai đoạn HIV tiềm ẩn.
- Giai đoạn này sẽ kéo dài lâu hơn nhiễm trùng tiên phát. Chúng sẽ kéo dài từ vài tuần cho đến vài năm, hoặc có khi sẽ lên đến 20 năm. Bệnh nhân lúc này sẽ dễ lây bệnh cho người khác bằng các đường truyền thông thường.
- Trong suốt giai đoạn này, bạch hạch huyết cũng sẽ thường xuyên bị viêm do đang phải bảo vệ cơ thể trước virus.
4.3. Giai đoạn AIDS
- Virus lúc này đã tấn công vào và làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm đi. Chúng cũng dần vô hiệu hóa hệ thống miễn dịch trung gian thông qua các tế bào. Từ đó tạo cơ hội cho casc vi sinh vật khác gây ra nhiễm trùng.
- Một trong những đặc trưng khi bị suy giảm miễn dịch chính là tình trạng nhiễm nấm Candida species ở miệng, lao phổi, viêm phổi do nấm. Không chỉ vậy mà còn bùng phát thêm virus herpes gây nên các bệnh ung thư hạch bạch huyết hay zona thần kinh.
- Cân nặng bệnh nhân khi ấy sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng mà không rõ nguyên nhân. Chúng cũng dễ mắc phải các chứng nhiễm trùng thông thường khác. Cuối thời kỳ này, bệnh nhân sẽ bị các bệnh nhiễm trùng cơ hội tấn công dễ dàng và bị tử vong.
Dùng chung kim tiêm có thể dẫn đến HIV
5. Dấu hiệu và triệu chứng của HIV
5.1. Dấu hiệu thường thấy
Bệnh HIV có các biểu hiện khác nhau ở từng thời điểm khiến người bệnh khó phát hiện. Ban đầu, người nhiễm HIV thường khỏe mạnh bình thường mà không hề có bất cứ dấu hiệu nào. Sau tuần thứ nhất đến tuần thứ 6, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức, buồn nôn, sốt, phát ban làm nhiều người nhầm tưởng với bệnh cảm cúm. Sau một khoảng thời gian, bệnh sẽ không để lại triệu chứng khác lạ nào cho đến khi virus làm suy yếu hệ thống miễn dịch ở cấp độ nghiêm trọng thì bệnh đã chuyển giai đoạn bệnh AIDS.
5.2. Triệu chứng bệnh
Vì hệ miễn dịch bị yếu nên người bệnh dễ mắc thêm các căn bệnh cơ hội khác: Vi khuẩn lao, nhiễm trùng, ung thư phổi, thận, nhiễm nấm candida … Những bệnh này có thể gây ra các triệu chứng như:
- Nấm miệng dày và rộng, màu trắng bao quanh vùng lưỡi.
- Phần âm đạo bị nhiễm nấm.
- Thường xuyên thấy cơ thể mệt mỏi, choáng váng mà không biết nguyên nhân.
- Cân nặng bị sụt nhanh.
- Tác động nhẹ cũng khiến da dễ bầm tím.
- Hiện tượng bụng khó tiêu cùng với tiêu chảy kéo dài.
- Đêm bị sốt và đổ mồ hôi.
- Các hạch ở các vị trí: cổ họng, nách, háng… bị sưng và khó chịu.
- Ho khan kéo dài, khó thở.
- Chân tay tê nhức, không kiểm soát được các phản xạ và hoạt động của cơ bắp và phản xạ.
- Chức năng nhận thức bị suy giảm hoặc bị mất.
Người bị HIV thường xuyên cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân
6. Đối tượng nào cần được xét nghiệm HIV?
Các đối tượng sẽ cần được tư vấn và xét nghiệm HIV sẽ bao gồm:
- Người nào nghiện chích ma túy, phụ nữ hành nghề bán dâm.
- Những ai có quan hệ tình dục đồng giới không an toàn, đối tượng chuyển giới.
- Người mắc căn bệnh lao hay người mắc bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, phụ nữ mang thai với nguồi nhiễm HIV.
- Quan hệ huyết thống với người nhiễm HIV như vợ/chồng/con, anh chị em của trẻ HIV. Những người bị phơi nhiễm với HIV, người quan hệ tình dục không an toàn với người sử dụng ma túy mà không rõ tình trạng HIV. Những ai bị nhiễm virus viêm gan C.
- Người bệnh đã được các y bác sĩ khám lâm sàn và cũng có những xét nghiệm cận lâm sàng. Tuy nhiên kết quả vẫn không phát hiện được các nguyên nhân gây bệnh cũng như có triệu chứng nhiễm HIV.
- Các trường hợp khác nếu có yêu cầu xem xét.
7. Phương pháp chẩn đoán HIV là gì?
Ở các giai đoạn đầu thì các bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng không rõ ràng. Vì thế nên rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các căn bệnh khác. Vì thế, để có được kết quả chẩn đoán HIV chính xác nhất chúng ta sẽ cần dựa vào các xét nghiệm chẩn đoán như sau:
- Xét nghiệm bằng acid nucleic: phương pháp này có nguyên lý là khuếch đại gen. Mục đích của phương pháp này chính là tìm ra các acid nucleic. Phương pháp này có độ chính xác cao ngay cả khi ở trong giai đoạn đầu của phơi nhiễm. Tuy nhiên chi phí của phương pháp này khá đắt đỏ. Do đó nên chỉ được dùng khi các bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sớm hay có nguy cơ phơi nhiễm cao.
- Xét nghiệm kháng nguyên - kháng thể: Sử dụng phương pháp này sẽ giúp xác nhận sự có mặt của virus lẫn kháng thể có mặt trong cơ thể người bệnh.
- Xét nghiệm kháng nguyên: Sử dụng các dòng máu tĩnh mạch để tìm kiếm ra các kháng thể HIV thông qua những que thử nhanh.
Các phương pháp chẩn đoán HIV
Khi làm những xét nghiệm miễn dịch đã có kết quả dương tính với HIV thì bệnh nhân sẽ phải cần được theo dõi. Không chỉ vậy mà còn phải làm thêm một số xét nghiệm khác để có kết quả chính xác hơn.
8. Cách điều trị HIV là gì?
Hiện tại, HIV chưa có vắc-xin để ngăn ngừa hoặc điều trị. Có rất nhiều nghiên cứu và thử nghiệm vắc-xin được tiến hành, nhưng tất cả chưa được chấp thuận cho sử dụng chung. Các loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự sinh sản của virus và phá hủy các tế bào CD4, giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ truyền virus cho người khác. Những loại thuốc kháng virus này được phân thành sáu nhóm:
- Thuốc gây ức chế men sao chép ngược nucleosid (NNRTI).
- Các chất gây ức chế sao chép ngược không nucleosid (NNRTI).
- Chất gây ức chế protease.
- Chất gây ức chế phản ứng tổng hợp.
- Thuốc đối kháng CCR5 hay còn gọi là chất ức chế nhập cảnh.
- Thuốc gây ức chế chuyển chuỗi.
Các Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) đưa ra khuyến cáo cho một phác đồ điều trị tốt nhất nên sử dụng 3 loại thuốc và phải thuộc ít nhất 2 nhóm thuốc được kể bên trên. Phương pháp kết hợp này giúp giảm tình trạng virus HIV kháng thuốc. Những loại thuốc này phải được uống đều đặn mỗi ngày, đúng và đủ liệu lượng đã được quy định. Nếu lạm dụng uống quá liều hay bỏ thuốc sẽ khiến virus có cơ hội phát triển theo chế độ mới, rất khó để kiểm soát và điều trị.
Trong quá trình điều trị sẽ được thực hiện các bước xét nghiệm máu, để xác định được thuốc có tác dụng lên virus và ngăn CD4 tăng lên. Nếu loại thuốc đang sử dụng chưa phù hợp và không mang lại hiệu quả, cần chuyển sang phương pháp mới để kết quả được tốt hơn. Một số tác dụng phụ trong điều trị bằng thuốc sẽ xảy ra cũng được các bác sĩ nhắc tới, thường sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt…, nghiêm trọng hơn là sưng miệng, tổn thương gan và thận. Các triệu chứng này thường không kéo dài và sẽ biến mất theo thời gian.
Cách điều trị HIV
9. Cách phòng bệnh HIV
- Quan hệ tình dùng an toàn, lành mạnh bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách và quan hệ chỉ với một người.
- Không dùng chung kim tiêm hoặc dụng cụ dùng thuốc khác.
- Không sử dụng chung các vật dụng tiếp xúc máu trực tiếp với người khác như bàn chải đánh răng, khuyên, đồ xăm hình…
- Xét nghiệm máu và khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh cũng như có các phương pháp điều trị sớm nhất.
- Thực hiện uống thuốc theo các phác đồ mà bác sĩ chỉ định để cải thiện bệnh và tránh gây truyền nhiễm cho người khác.
- Phụ nữ đang bị nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang cao rất cao. Nếu có thai sau khi biết mình bị nhiễm thì phải uống thuốc theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ.
10. Cần làm gì khi phát hiện mình nhiễm HIV?
Nếu không may bạn bị dương tính với HIV, bạn đừng nên quá lo lắng. Mà lúc ấy bạn phải càng thật bình tĩnh để nghe kỹ lời khuyên từ bác sĩ hay các chuyên viên y tế. Dưới đây là những lời khuyên mà bạn có thể tham khảo qua nếu lỡ bị nhiễm HIV:
- Đầu tiên bạn phải thật bình tĩnh và không quá hoảng hốt. HIV thật ra không hẳn là một tệ nạn xã hội. Trên thực tế vẫn có nhiều người vô tình bị nhiễm bệnh vẫn sống khoẻ mạnh và hạnh phúc. Họ vẫn có thể sống trong vòng nhiều năm hay thậm chí là vài chục năm sau.
- Hãy thông báo đến các trung tâm chuyên tư vấn bệnh HIV/AIDS để ngeh được lời khuyên từ các chuyên gia. Bạn cũng có thể hoàn toàn yên tâm mình sẽ không bị lộ danh tính đâu.
- Không hoạt động tình dục mà không sử dụng phương pháp an toàn. Nghiêm túc thông báo tình trạng bệnh của bản thân với người bạn tình của mình.
- HIV thật ra hiện vẫn chưa có phương thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên bạn vẫn có thể kê đơn thuốc để làm chậm quá trình phát triển của virus. Nhiệm vụ của bạn chính là phải uống thuốc đúng liều vào những giờ giấc được chỉ định. Điều này sẽ giúp ngăn chặn tối đa sự hình thành nên virus.
- Bạn hoàn toàn vẫn sống và sinh hoạt như một người bình thường khác. Không nên quá mặc cảm mà hãy cố gắng sốn sao cho với đời và cho xã hội.
Hãy dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn
Với những thông tin vừa chia sẻ bên trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ HIV là gì rồi phải không? HIV là căn bệnh thế kỷ mà cả thế giới đều phải sợ hãi và lo lắng, vì chưa tìm ra được loại thuốc điều trị tốt nhất cho bệnh này. Vì vậy mỗi người cần phải có các phương pháp bảo vệ và phòng bệnh tốt nhất. Ngoài ra để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, bạn nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Máy chạy bộ, xe đạp tập là những thiết bị rất phù hợp sử dụng trong gia đình, bạn có thể tham khảo các sản phẩm chăm sóc sức khỏe này tại website của sieuthitaigia.vn.
SIÊU THỊ TẠI GIA
- Website: https://www.sieuthitaigia.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/Sieuthitaigia.vn
- Tổng đài MIỄN PHÍ: 1800 6884
Hiểu rõ về các căn bệnh cũng là điều cần thiết để phòng ngừa chúng. Tuy nhiên, như thế chưa đủ, bạn cần dành ra khoảng 60 phút mỗi ngày để tập luyện thể thao hằng ngày. Nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể phòng tránh các căn bệnh một cách hiệu quả. Đừng lo lắng nếu bạn không có đủ thời gian đến phòng tập hằng ngày, sử dụng máy chạy bộ Elipsport hoặc xe đạp tập để tập luyện hoặc thư giãn tinh thần với ghế massage của thương hiệu Elipsport được phân phối chính hãng tại Siêu Thị Tại Gia. Đây là phương pháp thích hợp nhất cho trường hợp này.
-
Sieuthitaigia.vn trung tâm mua sắm tại nhà với hệ thống siêu thị 63 tỉnh thành với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage, máy làm kem tươi, máy làm đá viên, máy hút chân không công nghiệp…được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay.
- Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc, giúp quý khách hàng trải nghiệm gần nhà tiện lợi để lựa chọn được cho gia đinh mình sản phẩm phù hợp nhất.
Câu hỏi thường gặp
Dạ chào chị. Virus HIV không giống như các loại virus khác, virus này có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong cơ thể con người suốt đời. Sau một thời gian nhiễm bệnh nặng, người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, hay còn gọi là AIDS, nguy cơ tử vong rất cao.
Dạ chào chị. Virus HIV không lây nhiễm qua các tiếp xúc thông thường như nhìn nhau, nắm tay, ôm nhau,...
Dạ chào chị. Một trong những yếu tố làm gia tăng khả năng truyền nhiễm HIV là không sử dụng bao cao su khi quan hệ, quan hệ tình dục không an toàn bằng đường hậu môn và quan hệ với nhiều nhiều người khác nhau. Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác do phần sinh dục bị viêm loét. Nghiện ma túy nên thường có dấu hiệu dùng chung kim tim từ người khác đang nhiễm bệnh HIV.
Dạ chào chị. Bệnh HIV có các biểu hiện khác nhau ở từng thời điểm khiến người bệnh khó phát hiện. Ban đầu, người nhiễm HIV thường khỏe mạnh bình thường mà không hề có bất cứ dấu hiệu nào. Sau tuần thứ nhất đến tuần thứ 6, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức, buồn nôn, sốt, phát ban làm nhiều người nhầm tưởng với bệnh cảm cúm.
Hiện tại, chưa có phương pháp nào để chữa khỏi HIV hoàn toàn. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học y tế, người bị nhiễm HIV có thể sử dụng các loại thuốc kháng retrovirus để kiểm soát virus và duy trì sức khỏe.