Phụ lục
Hiện nay, trên toàn thế giới số ca nhiễm bạch hầu dần giảm khi đã có vắc xin phòng ngừa. Nhưng tại một số nước kém phát triển hay các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng bạch hầu thấp, thì bệnh bạch hầu vẫn rất phổ biến và bùng phát trên diện rộng.
Bệnh bạch hầu có nguy cơ tử vong cao khoảng 10%. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý những nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng chống để bảo vệ bản thân và những người thân yêu của mình.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium gây ra. Chúng sản sinh ra độc tố bạch hầu gây ảnh hưởng chủ yếu tới lớp màng nhầy của cổ họng và mũi khiến sưng to và xuất hiện các mảng trắng xám. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng tới da, niêm mạc mắt và bộ phận sinh dục.
Vi khuẩn Corynebacterium gây nên bệnh bạch hầu
Nhiễm khuẩn Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch hầu. Loài vi khuẩn này cũng được biết đến với cái tên Trực khuẩn Klebs-Löffler được phát hiện vào năm 1884. Bạch hầu lây truyền từ người sang người qua không khí, tiếp xúc với vật dụng của người bệnh chứa các mầm bệnh bạch hầu còn hoạt động, hoặc tiếp xúc với các vết loét trên cơ thể người bệnh.
Bệnh bạch hầu có thể lây truyền qua không khí hoặc khi tiếp xúc với vật dụng, vết loét của người bệnh
Bất cứ ai trong chúng ta đều có nguy cơ lây nhiễm bạch hầu. Nhưng đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là những người chưa được tiêm chủng vắc xin bạch hầu, trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 60 tuổi. Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch yếu kém hoặc rối loạn miễn dịch, sống trong môi trường đông đúc, vệ sinh kém hay tại nơi có chứa dịch bệnh, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Tổng quan, độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ảnh hưởng nhiều nhất tại vùng cổ họng và mũi, có thể biểu hiện từ nhẹ tới nặng với các triệu chứng xuất hiện sau nhiễm từ 2 - 5 ngày. Chẳng hạn: Sốt nhẹ 38 độ kèm theo ớn lạnh; đau họng, ho, khàn tiếng; mệt mỏi, chán ăn, da tím tái; tiếp sau vài ngày bệnh có biểu hiện nặng hơn là xuất hiện giả mạc có màu trắng xám tại vùng cổ họng, mũi; sưng cổ, nuốt đau, khó nuốt, khó thở; cũng có thể xuất hiện triệu chứng rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, viêm dây thần kinh.
Bệnh nhân mắc bạch hầu trong giai đoạn nhẹ có biểu hiện đau họng, ho
Để rõ hơn các triệu chứng bạch hầu, thì tùy theo vị trí vi khuẩn gây bệnh và tình trạng của người bệnh bạch hầu được chia thành nhiều thể biểu hiện như sau:
Bệnh được biểu hiện giống như bệnh viêm đường hô hấp, với các triệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi. Lâu dần dịch mũi trở nên nhầy quánh có mùi hôi, đôi khi chảy máu làm tổn thương bờ môi trên. Khi khám, bác sĩ có thể thấy màng trắng ở vách ngăn mũi. Ở thể bệnh này thường nhẹ và không có dấu hiệu rõ ràng. Do độc tố vi khuẩn thâm nhập vào máu còn ít, nên các bác sĩ thường khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh sớm.
Ở dạng này chiếm ½ đến ⅔ các trường hợp mắc bệnh bạch hầu. Bệnh nhân có các triệu chứng mệt mỏi, viêm họng, chán ăn, sốt nhẹ khoảng 38 độ. Sau 2-3 ngày sẽ xuất hiện một lớp giả mạc mỏng màu trắng xanh, sau đó dày lên dính chắc vào amiđan hoặc có thể lan rộng bao phủ cả vùng hầu họng. Nếu bóc tách lớp màng giả mạc này sẽ gây chảy máu.
Ở thể bệnh nặng hơn, khi các độc tố ngấm sâu vào máu có thể gây tình trạng nhiễm độc toàn thân. Bệnh nhân có thể sưng nề vùng dưới hàm, các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò, khiến ăn uống khó nuốt, thay đổi giọng nói, ngoài ra còn có tình trạng xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hoá và tiểu ra máu. Trong đó, bệnh nhân cũng có biểu hiện suy hô hấp và tuần hoàn, mạch đập nhanh, khẩu cái có thể bị liệt, lú lẫn, hôn mê. Tình trạng này kéo dài trong vài ngày, nhanh chóng chuyển sang trạng thái nhiễm độc nặng. Nếu không kịp thời chữa trị sẽ dẫn tới tử vong.
Bạch hầu thanh quản là thể bệnh tiến triển nhanh và rất nguy hiểm. Nguyên nhân là màng giả mạc lan nhanh từ họng xuống, khiến người bệnh khó thở và nhiễm độc nặng. Biểu hiện bằng dấu hiệu sốt, khàn tiếng, ho nặng tiếng, có khi tắt thanh quản. Nếu không kịp thời điều trị khai thông khí quản, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao vì không thở được.
Bệnh bạch hầu ở các vị trí khác như niêm mạc mắt, da, bộ phận sinh dục thường hiếm gặp và nhẹ. Vi khuẩn bạch hầu gây viêm nhiễm, lở loét không ngừng, khiến người bệnh đau đớn và ngứa ngáy.
Vi khuẩn bạch hầu khiến cơ thể bị lở loét, ngứa ngáy
Bệnh bạch hầu là bệnh vừa nhiễm độc vừa nhiễm trùng nên biến chứng của nó cũng rất nguy hiểm, bao gồm những biến chứng sau:
Biến chứng bạch hầu gây viêm cơ tim
Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, nhưng có thể đề phòng bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ em từ khi sinh ra và khi lớn lên tiếp tục tiêm định kỳ 10 năm/lần để đảm bảo mức độ an toàn nhất. Ngoài ra, chúng ta nên phòng ngừa bệnh từ nhiều mặt như sau:
Tiêm chủng vắc xin là phương pháp phòng bệnh hiệu quả và an toàn
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Vậy nên, việc tiêm phòng vắc xin là cần thiết. Các bậc cha mẹ cần cho con đi tiêm phòng vắc xin đúng và đủ theo lịch thông báo, ngay cả người lớn cũng nên đi tiêm phòng lại theo định kỳ 10 năm/lần để đảm bảo an toàn. Hy vọng, bài viết này mang lại những thông tin hữu ích tới bạn đọc về bệnh bạch hầu. Để đọc thêm nhiều bài viết sức khỏe bổ ích bạn hãy truy cập website sieuthitaigia.vn, ngoài ra đừng quên tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe nhé! Máy chạy bộ, xe đạp tập rất phù hợp để chăm sóc sức khỏe tại nhà mà bạn có thể tham khảo.
SIÊU THỊ TẠI GIA
Hiểu rõ về các căn bệnh cũng là điều cần thiết để phòng ngừa chúng. Tuy nhiên, như thế chưa đủ, bạn cần dành ra khoảng 60 phút mỗi ngày để tập luyện thể thao hằng ngày. Nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể phòng tránh các căn bệnh một cách hiệu quả. Đừng lo lắng nếu bạn không có đủ thời gian đến phòng tập hằng ngày, sử dụng máy chạy bộ Elipsport hoặc xe đạp tập để tập luyện hoặc thư giãn tinh thần với ghế massage của thương hiệu Elipsport được phân phối chính hãng tại Siêu Thị Tại Gia. Đây là phương pháp thích hợp nhất cho trường hợp này.