Yoga là bộ môn tập luyện có từ rất lâu đời. Hơn hết, nó được sáng tạo ra tại Ấn Độ từ hàng ngàn năm trước nhằm phát triển toàn diện với cơ thể, tâm trí và tinh thần lên đến mức hoàn hảo nhất của một cơ thể con người. Vậy, Yoga cổ điển có bao nhiêu cấp độ?
Yoga cổ điển là bộ môn có từ rất lâu đời. Dĩ nhiên nó sẽ có những yếu tố và phạm trù khác với những bộ môn Yoga hiện đại lúc bấy giờ. Hãy cùng tìm hiểu xem Yoga cổ điển là gì? Yoga cổ điển có bao nhiêu cấp độ ngay sau đây nhé.
Yoga cổ điển như một trường phái triết học được một triết gia người Ấn có tên là Ba-đan-xà-lê sáng lập nên. Đông là tác giả của bộ kinh Du Già (yogasūtra) khai sáng.
Theo như trường phái Yoga cổ điển thì có tồn tại Phú Lâu Sa. Loại hình này được xem như là sự phản chiếu trong tâm thức của con người, đó chính là bản ngã, là việc linh hồn đang bị cuốn vào vòng xoay sinh tử mãi mà không thể thoát ra. Tuy nhiên, khi mà tâm chúng ta đạt được trạng thái an tĩnh, vạn vật ngừng phản chiếu thì lúc đó tâm thức chúng ta có thể cản nhận được bản tính uyên nguyên của nó. Từ đó mà với tới được sự giải thoát.
Có thể nói, còn đường đến với sự giải thoát chính là Yoga. Đó chính là cái đích mà yoga cổ điển muốn hướng đến. Con đường dẫn đến mục đích này chính là Yoga. Theo như trong Kinh Yoga thì nó định nghĩa như sau: Yoga là sự chế ngự những hoạt động trong tâm thức.
Nói đến tâm thức, nó có năm hoạt động chính đó là:
- Chân lượng: tức là nhận thức, ước lượng chân chính.
- Đảo kiến: là kiến giải, nhận thức điên đảo
- Vọng tưởng: là tưởng tượng.
- Miên là giấc ngủ
- Niệm là trí nhớ.
với 5 cách thức hoạt động này mà tùy vào các dạng nó sẽ tác động đến vật thể một cách tích cực và tiêu cực nhất định. Trong đó, nếu nó tác động một cách tiêu cực lên bản thể của chúng ta thì sẽ vô tình làm gia tăng thêm nghiệp chướng, dẫn đến tâm thức bị trói buộc mà không thể thoát ra.
Các tâm thức gây phiền não có thể kể đến như:
- Vô minh.
- Vị kỷ: chỉ biết đến mình.
- Tham ái.
- Sân: Sân si, sân hận.
- Hữu ái: khát vọng tồn tại.
Có thể hiểu, Yoga điển giúp bạn có thể đạt đến sự làm chủ tâm thức mà hướng đến sự giác ngộ, tạo ra sự cân bằng tuyệt đối cho cơ thể, phòng ngừa nhiều bệnh tật và giúp tăng tuổi thọ, giữ gìn mãi nét thanh xuân.
Vậy, Yoga cổ điển có bao nhiêu cấp độ? Hãy cùng tìm hiểu những cấp độ ngay sau đây:
- Chế giới (Yama) hay còn gọi là Giới là cấp độ đầu tiên và căn bản mà một người tập Yoga cần phải học. Yama được hiểu là sự tự kiểm soát hành động của chính bản thân mình, bao gồm bất sát sinh, chân thật, không trộm cắp, Phạm hạnh (tuyệt dục) và không giữ vật sở hữu.
- Nội chế (Niyama) là cấp độ đi tìm kiếm sự thanh tịnh trong ba cửa ải: thân, khẩu và ý. Trong đó, tâm thức cần đạt hoan hỉ, sự khổ hạnh, sự tu học thánh điển cùng với đó là khả năng dẫn đến sự giải thoát và trì chú âm tiết OṂ (ॐ).
- Toạ pháp (Asana) là cấp độ thứ 3 trong yoga cổ điển. Ở đây, người học cần phải học được sự cân bằng, phép ngồi một cách vững chắc và dễ chịu nhất. Thông qua việc luyện tập các tư thế ngồi vững và dễ chịu thì có thể hướng đến cái tâm thư giãn tuyệt đối, không bị phân tâm bởi những yếu tố bên ngoài.
- Điều tức (Pramayana) là cấp độ thứ 4, là sự điều tiết hơi thở ra vào, tập luyện cách thở để điều khiển tâm thức. Pramayana được hiểu là sự tách biệt với hơi thở vào và thở ra. Việc điều khiển và làm chủ hơi thở của mình sẽ khiến cho cho tâm thức được thuần phục một cách dễ dàng.
- Chế cảm (Pratyahara) là cấp độ quan sát các giác quan và cảm xúc. Ở đây người tập cần phải thoát ra khỏi những đối tượng của chúng. Sự kiểm soát này chỉ có thể được thực hiện khi tâm thức đã được điều phục.
- Chấp trì (Dharana) là sự tập trung tâm thức tại một điểm nhất định nào đó, điều này là rất cần thiết đối với việc điều chế tâm thức của bản thân. Tâm thức luôn có bản chất tán loạn và hồi hộp không yên. khi ta có thể tập trung nhất quán tại một điểm nào đó thì tâm ắt sẽ được định theo. Thường thì những điểm tập trung sẽ ở các luân xa như tim, mũi, đầu lưỡi...
- Tĩnh lự (Dhyana) được hiểu là thiền. Khi đạt được cấp độ này, người tập luyện đã đạt đến cảnh giới tách biệt hoàn toàn với những gì đang xảy ra, luôn đứng trong vị trí của người quan sát, tâm bình lặng, an tĩnh tuyệt đối
- Định (Samadhi) là cấp độ cao nhất của quá trình thiền định. Chính nhờ sự trình hiện chân thật của bản thể mà hành giả đang quán chiếu. Qua đó mà ta có thể đạt được sự định tâm, thoát khỏi vòng luân hồi mà hướng đến sự an lạc tuyệt đối.
Yoga cổ điển là một trong những bộ môn nguyên thủy nhất và cũng là nền tảng của các bộ môn Yoga hiện đại như bây giờ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang quá chú trọng vào Asana mà không tập luyện những cấp độ khác. Vì thế mà Yoga chỉ được chú trọng ở mức độ nâng cao sức khỏe mà chưa hoàn toàn có thể áp dụng được hết những “phép màu” mà nó mang lại. Nếu bạn hỏi tôi rằng Yoga cổ điển có bao nhiêu cấp độ thì nó sẽ có 8 cấp độ khác nhau như đã kể ở trên.
Trung Hiếu
''Sức khỏe vẽ nên thành công'' chúng ta không thể làm bất cứ việc gì nếu không có sức khỏe. Vậy nên, hãy quan tâm đến sức khỏe của bạn và gia đình nhiều hơn bằng cách tập thể dục mỗi ngày. Ngoài các bài tập yoga, nếu bạn yêu thích chạy bộ hãy tham khảo ngay máy chạy bộ Elip hoặc chiếc xe đạp tập, ông bà bố mẹ cần một thiết bị thư giản, giảm đau mỏi hãy chọn ghế massage. Đến Elipsport giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cả gia đình bạn.