Phụ lục
Tập aerobic giảm mỡ bụng ngay tại nhà, không cần dụng cụ hỗ trợ được giáo viên hướng dẫn trong bài viết này. Tham khảo ngay để đốt mỡ thừa, giảm cân, săn cơ bắp.
Các bài tập thể dục nhịp điệu có thể có lợi cho những người muốn đạt hoặc duy trì cân nặng vừa phải hoặc giữ sức khỏe tốt. Theo ý kiến của các hiệp hội về sức khỏe thì một người trưởng thành nên tập aerobic cường độ trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc aerobic cường độ cao 75 phút. Chúng sẽ giúp bạn đốt cháy calo dư thừa, mỡ tích tụ tại các vùng trên cơ thể, trong đó có mỡ bụng.
Ngồi xổm kết hợp bật nhảy cao bao gồm các động tác giống như động tác ngồi xổm thông thường, có bổ sung thêm bước nhảy lên cao. Động tác aerobic này nhắm vào mông, đùi và gân kheo, cánh tay và cả cơ bụng. Thực hiện bài tập aerobic này cũng giúp tăng tính linh hoạt của các khớp đầu gối, khớp háng và mắt cá chân.
Bài tập aerobic giảm mỡ bụng ngồi xổm kết hợp bật nhảy tay cao
Hướng dẫn thực hiện:
Với những chị em đang băn khoăn tập aerobic có giảm mỡ bụng không thì câu trả lời là có, nếu bạn chăm chỉ tập 45 - 60 phút mỗi buổi tập. Và mỗi tuần dành ra 3 - 4 buổi tập. Hiện nay, có rất nhiều bài tập aerobic khác nhau, nhưng phần lớn trong chúng chỉ giúp bạn khỏe hơn nếu tập dưới 30 phút và tập tần suất thấp. Do đó, hãy tham khảo các bài tập aerobic trong bài viết này, chúng giúp bạn đốt cháy calo cực kỳ hiệu quả. Một trong số đó là bài tập nâng cao gối.
Bài tập nâng cao gối
Cách thực hiện bài tập aerobic giảm mỡ bụng tại nhà nâng cao gối như sau:
Bài tập thể dục đấm về phía trước
Đứng với hai chân rộng hơn khoảng cách bằng hông và xoay người sang bên phải, dồn phần lớn trọng lượng cơ thể vào chân phải. Đấm ra bên phải bằng cánh tay trái, sau đó đưa chân phải về phía bên trái, nâng cả hai cánh tay lên trên. Tiếp đất với phần lớn trọng lượng trên chân trái khi bạn đấm ra bằng cánh tay phải. Tiếp tục thực hiện động tác aerobic giảm mỡ bụng này qua lại 50 lần.
Xem thêm:
Ngồi xổm chân rộng kết hợp nhảy cao
Bắt đầu với tư thế ngồi xổm chân rộng, ưỡn ngực. Đưa hai tay ra hai bên và song song với vai. Nhảy lên khi bạn đặt hai bàn chân lại với nhau, sau đó nhảy trở lại tư thế ngồi xổm sâu. Thực hiện bài tập aerobic giảm mỡ bụng này cho 50 lần lặp lại.
Chùng chân - tay chạm đất
Bắt đầu ở tư thế 2 chân mở rộng như bài tập số 4 trên đây. Sau đó, trọng lượng của cơ thể bạn đổ lên chân phải, vươn tay trái xuống gần chân phải và nếu có thể chạm vào mắt cá chân thì càng tốt, cơ thể nghiêng xuống bên phải.
Sử dụng chân phải để tạo lực, nhanh chóng nâng cơ thể lên và thực hiện động tác bật nhảy một bước sang trái khi bạn đặt toàn bộ trọng lượng lên chân trái và vươn người xuống chạm chân trái bằng tay phải. Hoàn thành tổng cộng 50 lần lặp lại.
Bài tập bật nhảy chân mở rộng - chân thu hẹp
Đứng với 2 bàn chân gần sát nhau, bạn thực hiện ngồi xổm xuống sau đó bật nhảy lên cao. Cuối cùng, tiếp đất với 2 chân mở rộng sang hai bên, tiếp tục ngồi xổm xuống. Rồi lại bật nhảy lên cao và tiếp đất với 2 chân sát nhau.
Bài tập chùng chân sau người
Cách thực hiện bài tập aerobic giảm mỡ bụng này tương tự như bài tập số 7 trên đây. Điểm khác biệt là sau khi đưa chân về, bạn thực hiện đá thẳng chân đó về phía trước. Đồng thời, chỉ duỗi thẳng cánh tay đối diện chân đó về phía trước.
Bài tập giật bụng chắc hẳn là bài tập quen thuộc của những người thường xuyên luyện aerobic tại các phòng tập. Với bài tập này, bạn chỉ cần đứng 2 chân mở rộng hơn vai và đầu gối hơi trùng xuống một chút. 2 bàn tay đặt nhẹ sau gáy.
Từ đây, bạn thực hiện gập bụng xuống đồng thời đưa 2 bàn tay gập xuống để chúng chạm nhẹ vào đùi. Đưa bụng phẳng trở lại rồi tiếp tục giật bụng 50 cái.
Cách tập aerobic giảm mỡ bụng này đó là bạn đứng với tư thế giống bài tập số 9 trên đây. Sau đó, nâng hông bên trái lên cao hết cỡ, hạ vai trái - nâng vai phải lên. Hạ hông xuống rồi lại lắc hông lên cao trong 50 lần mỗi bên.
Có nhiều bài tập aerobic giảm mỡ bụng mà một người có thể thực hiện để đạt được hiệu quả giảm mỡ bụng như chúng tôi đã đề cập ở trên đây. Trước bất kỳ bài tập nào và sau khi tập, bạn đều nên dành thời gian để làm nóng cơ bắp và làm nguội cơ để giảm nguy cơ chấn thương.