Phụ lục
Bệnh viêm khớp dạng thấp là thường gặp nhất trong các bệnh lý liên quan đến xương. Không những ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, vận động của người bệnh, mà còn gây ra nhiều cơn đau và các biến chứng nguy hiểm khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về loại bệnh này.
Theo thống kê, tỷ lệ ca mắc chứng viêm khớp dạng thấp ở Việt Nam chiếm 10,41 % trên tổng các bệnh về xương khớp và đang có xu hướng tăng dần. Đặc biệt, rất nhiều trường hợp đang ở giai đoạn bệnh nặng vì áp dụng phương pháp điều trị chưa đúng. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần hiểu biết những thông tin chính xác về bệnh.
Viêm khớp dạng thấp (thấp khớp) là tình trạng khớp xương và mô bao quanh khớp bị viêm, mòn và hư hỏng theo thời gian. Đây là một bệnh lý mà hệ miễn dịch nhận diện các thành phần của khớp như một tác nhân gây hại và tấn công chúng. Vị trí xảy ra thường ở các khớp làm tổn thương sụn khớp, đầu xương dưới sụn và màng hoạt dịch gây đau khớp và có thể tổn thương khắp cơ thể.
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và khởi đau ở khớp nhỏ như vùng bàn ngón tay, khớp khuỷu tay, xuất hiện đối xứng và xu hướng ảnh hưởng đến khớp ở hai bên cơ thể.
Các vị trí viêm khớp dạng thấp
Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân rõ ràng gây là bệnh viêm khớp dạng thấp. Nhưng một số yếu tố dưới đây được coi là tác nhân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh:
Người già có nguy cơ mắc bệnh khá cao
Viêm khớp dạng thấp mặc dù không gây chết người, nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống xương khớp và tác động đến các cơ quan chức năng khác trên cơ thể. Một số biến chứng do bệnh lý này bao gồm:
Hình ảnh biến dạng khớp ngón tay
Một số đặc trưng bạn có thể dễ dàng nhận biết được ngay khi bệnh bắt đầu khởi phát:
Khớp có hiện tượng đỏ/ hồng và ấm hơn khu vực da xung quanh kèm đau nhức: Đây có thể coi là triệu chứng nhận biết dễ nhất của bệnh. Cảm giác này rất rõ rệt và mức độ tăng dần theo thời gian. Thông thường, đau khớp sẽ xảy ra cùng lúc, đối xứng ở 2 bên cơ thể.
Khi cơ thể có các biểu hiện mắc viêm khớp dạng thấp, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa gặp bác sĩ để thực hiện kiểm tra thể chất các khớp như khả năng phản xạ, sức mạnh cơ bắp, sự đàn hồi và tình trạng sưng đỏ. Đồng thời xét nghiệm máu, kháng thể, tốc độ lắng của hồng cầu, Protein phản ứng C và siêu âm, chụp x - quang, MRI khớp để xác nhận nguyên nhân và mức độ bệnh. Từ đó đưa ra kết quả chính xác và chỉ định điều trị phù hợp.
Hiện không thể chữa dứt điểm bệnh viêm khớp dạng thấp, nhưng các phương pháp áp dụng điều trị sẽ hỗ trợ giảm tình trạng bệnh, kiểm soát cơn đau, viêm, ngăn ngừa tổn thương liên quan đến các cơ quan khác của cơ thể. Bạn cần sử dụng thuốc trị viêm khớp dạng thấp: Thuốc chống viêm không Steroid, Corticosteroid, Acetaminophen. Lưu ý, liều lượng phải uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu kết quả không khả quan, bạn có thể xem xét thực hiện phẫu thuật sửa chữa các khớp hư hỏng, khôi phục lại chức năng khớp, làm chậm tổn thương các khớp.
Thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Bên cạnh việc dùng thuốc/phẫu thuật để điều trị bệnh, người bệnh cần chú ý thực hiện theo các cách sau đây để tình trạng bệnh diễn tiến tốt nhất.
Người viêm khớp dạng thấp cần tập luyện cơ lực có đối kháng hay những bài tập thể dục ngắn tại nhà. Nếu thấy đau, đừng nản chí, bạn có thể dùng dụng cụ hỗ trợ và thay đổi sang động tác nhẹ nhàng hơn như bài tập cho bàn tay, chân nhằm duy trì sự mềm dẻo của khớp giúp chúng trở nên linh hoạt hơn. Ngoài ra, đi bộ, đạp xe vật lý trị liệu cũng là những lựa chọn không tồi. Tuy nhiên, phải đảm bảo duy trì hoạt động thể lực mỗi ngày. Lưu ý trong vận động cần tránh những tác động có thể gây hại cho khớp như làm việc đòi hỏi bốc vác đồ vật nặng, vì lâu dài có thể gây biến dạng xương.
Đạp xe để trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Đây là một trong những điều mà bệnh nhân thấp khớp cực kỳ quan tâm, bởi chế độ ăn uống quyết định không nhỏ đến khả năng thuyên giảm của bệnh. Vì vậy, trước tiên cần lưu ý những thực phẩm hạn chế sử dụng như sau: Rượu, bia, chất kích thích có hại cho sức khỏe; thực phẩm chứa chất béo xấu gây kích thích phản ứng viêm (đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, chế biến sẵn, nội tạng động vật,...); thức ăn chứa quá nhiều đạm; chuối tiêu, canh cua, các loại cà cũng là những thứ nên hạn chế ăn ít nhất có thể.
Thực phẩm nên được bổ sung để làm chậm tổn thương sụn khớp, tăng cường mật độ xương và giảm đau: Thực phẩm giàu acid béo omega - 3 ở trong mỡ cá hồi, cá ngừ, cá thu, rau xanh có chứa thành phần sulforaphane như bông cải xanh, bắp cải. Bên cạnh đó, bạn nên uống sữa và các chế phẩm từ sữa để cung cấp canxi thiếu hụt trong xương.
Hạn chế chất kích thích, rượu bia để ngăn sự phát triển của bệnh
Đừng lo lắng nếu bạn đang bị viêm khớp dạng thấp. Điều trị bệnh là một quá trình lâu dài, vậy nên hãy thực hiện thăm khám thường xuyên và đảm bảo một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Bạn có thể tìm thấy các thiết bị tập thể dục nhẹ nhàng tại nhà như xe đạp tập, ghế massage tại website của sieuthitaigia.vn hoặc qua hotline 1800 6884.
Hiểu rõ về các căn bệnh cũng là điều cần thiết để phòng ngừa chúng. Tuy nhiên, như thế chưa đủ, bạn cần dành ra khoảng 60 phút mỗi ngày để tập luyện thể thao hằng ngày. Nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể phòng tránh các căn bệnh một cách hiệu quả. Đừng lo lắng nếu bạn không có đủ thời gian đến phòng tập hằng ngày, sử dụng máy chạy bộ Elipsport hoặc xe đạp tập để tập luyện hoặc thư giãn tinh thần với ghế massage của thương hiệu Elipsport được phân phối chính hãng tại Siêu Thị Tại Gia. Đây là phương pháp thích hợp nhất cho trường hợp này.