Huyết Áp Không Ổn Định Là Gì? Huyết Áp Thất Thường Do Đâu?
Huyết áp không ổn định là một vấn đề bệnh lý đáng lưu ý. Đặc biệt tình trạng huyết áp lên xuống thất thường còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm.
Huyết áp được hiểu đơn giản là áp lực của máu lên thành động mạch. Càng về xa thành động mạch, huyết áp trong lòng mạch càng giảm dần và thấp nhất ở tại tĩnh mạch chủ. Vậy huyết áp không ổn định có nguy hiểm không? Làm gì để huyết áp ổn định?
1. Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch?
Huyết áp lên xuống ổn định là gì?
Đầu tiên cần tìm hiểu được các yếu tố điều hòa chỉ số huyết áp bao gồm:
- Lực co bóp tim: lực co bóp tim càng nhanh sẽ tăng thể tích nhát bóp. Cùng lúc đó, lượng máu tăng dẫn đến tăng áp lực của thành mạch và huyết áp.
- Thể tích máu trong lòng mạch: thể tích trong lòng mạch càng lớn thì huyết áp của cơ thể càng cao. Chính vì vậy càng xa động mạch chủ thì lượng máu được bơm càng ít khiến huyết áp giảm dần.
- Diện tích tiết diện của mạch máu: diện tích tiết diện mạch máu càng lớn thì dẫn đến huyết áp càng thấp. Nói cách khác, khi áp lực lên thành mạch càng tăng thì huyết áp tăng và ngược lại.
2. Thế nào là huyết áp không ổn định?
2.1. Nguyên nhân huyết áp không ổn định
Huyết áp không ổn định là cách gọi chung của vấn đề huyết áp tăng giảm thất thường của cơ thể con người. Sự thay đổi này đến đột ngột hoặc cũng có thể diễn ra trong một thời gian dài.
Về cơ bản, huyết áp của con người có thể thay đổi theo từng giờ. Tuy nhiên sự thay đổi này chỉ mang tính tương đối và trong mức có thể chấp nhận được. Tuy nhiên vì một số nguyên nhân sau, huyết áp không ổn định:
-
Huyết áp lúc cao lúc thấp có thể bắt nguồn từ sự thay đổi đột ngột về mặt cảm xúc và trạng thái tâm lý. Đó có thể là lo lắng, sợ hãi hay cú sốc tâm lý khiến huyết áp đột ngột tụt hoặc tăng nhanh.
- Sử dụng các chất kích thích.
- Sự thay đổi môi trường một cách đột ngột hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
- Một số thuốc có tác dụng phụ có liên quan đến huyết áp chẳng hạn như sử dụng corticoid và thuốc huyết áp sai cách.
- Biến chứng của suy tim, rối loạn thần kinh, sốt cao,…
2.2. Biểu hiện của huyết áp không ổn định
Thông thường biểu hiện của huyết áp không ổn định có thể không quá rõ rệt nhưng nhìn chung sẽ gặp các biểu hiện như sau:
- Đau đầu chóng mặt hoa mắt mỗi khi thay đổi môi trường hoặc một tư thế nào đó một cách đột ngột.
- Ù tai váng đầu.
- Mặt đỏ, tim đập nhanh và có thể kèm theo vã mồ hôi.
- Chỉ số huyết áp thay đổi thường xuyên.
Tim đập nhanh kèm theo vã mồ hôi
3. Huyết áp không ổn định nên ăn gì?
3.1. Các loại hạt
- Quả hạch: Đây là những loại hạt chứa nhiều chất béo omega-3. Chúng vô cùng tốt cho sự phát triển của hệ tim mạch. Vì vậy mà nhiều chuyên gia đã khuyên người bệnh nên sử dụng hạt này để điều trị huyết áp. Ngoài ra, một số loại hạt còn có khả năng làm giảm cholesterol máu, hạn chế tăng huyết áp.
- Cây họ đậu: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng cây họ đậu có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Loại cây này cũng có chứa một nguồn protein tuyệt vời. Vì vậy, thay vì dùng thịt đỏ thì bạn có thể dùng thêm những loại đậu khác.
- Ngũ cốc nguyên cám: Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã có những khẳng định rằng ngũ cốc nguyên hạt có đầy đủ thành phần cám, mầm và nội nhũ. Vì vậy chúng sẽ chứa nhiều dinh dưỡng hơn các sản phẩm qua tinh chế. Vì vậy, bạn nên sử dụng những loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch,… để giúp cho huyết áp luôn được kiểm soát.
3.2. Rau xanh, quả tươi
- Rau lá xanh như những loại rau xanh, rau muống nhờ vào lượng magie mà có thể giúp ổn định huyết áp. Ngoài ra các loại rau xanh cũng đã góp phần cải thiện béo phì. Nhờ đó làm giảm thiểu tình trạng máu gây sức ép lên tim và giảm huyết áp.
- Những loại quả tươi như chuối, dừa cũng chứa khá nhiều kali. Chất này đã tham gia vào quá trình đào thải natri ra khỏi cơ thể nhằm giúp ổn định lại huyết áp.
3.3. Thực phẩm nguồn gốc động vật
- Sữa ít béo: Một số nghiên cứu đã cho thấy sữa vô cùng có lợi để giúp giảm huyết áp. Miễn là bạn sử dụng loại ít béo. Còn nếu bạn đang giảm cân, bạn có thể lựa chọn chế độ ăn kiêng DASH. Việc kết hợp sữa ít béo và chế độ ăn kiêng này đã giúp giảm cân hiệu quả hơn mà cũng không lo bị thay đổi huyết áp.
- Cá: Dù bạn tham gia chế độ ăn nào thì cũng cần đến protein. Nhưng thịt đỏ không hẳn là chế độ sáng suốt mà bạn có thể tận dụng. Thay vào đó bạn hãy thử sử dụng cá. Loại thực phẩm này sẽ có ít chất béo bão hoà, nhiều axit béo omega-3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
3.4. Cần tây
Nước ép cần tây
- Chiết xuất hạt cần tây sẽ có tác dụng làm chậm quá trình nhịp tim. Qua đó giảm giãn mạch bằng các dưỡng chất của nó.
- Chiết xuất lá cần tây còn có tác dụng làm hạ huyết áp tâm thu và tâm trương. Đồng thời cần tây còn giảm lipid máu để làm giảm sức mạnh ngoại vi. Qua đó giúp hạ huyết áp và ngăn chặn bệnh tim mạch. Đặc biệt, chiết xuất cần tây còn không làm ảnh hưởng nhịp tim và huyết áp của người bình thường.
- Không chỉ vậy mà trong cần tây còn chứa hàm lượng nước cao. Nên nâng cao khả năng lợi tiểu. Thông qua đó làm sẽ giúp làm hạ đi huyết áp.
- Chất apigenin có trong cần tây còn giúp làm giãn mạch máu tốt hơn. Qua đó làm giảm sức cản ngoại vi và ngăn ngừa huyết áp tăng cao.
3.5. Cao tỏi
Allicin có tác dụng vô cùng tích cực giúp bảo vệ, ngăn ngừa và chống lại phản ứng của tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp. Không những thế mà tỏi cũng cung cấp thêm một lượng oxit nitri. Lượng oxit này có vai trò đặc biệt quan trọng giúp vận chuyển máu.
Chứa các chất chống oxy hóa nên sẽ làm sạch máu. Qua đó giảm thiểu hàm lượng cholesterol “xấu”. Vì thế bạn có thể hạn chế tối đa quá trình hình thành cục máu đông. Từ đó làm giảm sức cản động mạch ngoại vi để huyết áp luôn được ổn định.
4. Cần phải làm gì để huyết áp ổn định?
Để hạn chế tình trạng huyết áp không ổn định lúc cao lúc thấp, bạn nên cân nhắc một số giải pháp sau đây:
4.1. Chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý
Thực phẩm có thể đảm bảo sức khoẻ của bạn theo nhiều cách. Vì vậy chúng ta sẽ phải cần bổ sung thêm nhiều nhóm thực phẩm khác nhau như các loại trái cây, rau quả hay ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn những loại thịt nạc và sữa ít béo khác. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát được lượng calo cần thiết và chất béo nạp vào trong cơ thể. Đây cũng là một cách giúp ổn định huyết áp mà không cần dùng đến thuốc.
4.2. Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia
Có thể bạn không biết nhưng hút thuốc lá sẽ làm tăng cao huyết áp của bạn. Vì vậy, hãy hạn chế thói quen này để đảm bảo huyết áp tốt hơn. Đồng thời nếu được hãy cố gắng bỏ hẳn thuốc lá. Điều đó sẽ giúp bạn hạn chế được các bệnh khác bao gồm cả ung thư phổi và khí thũng.
Bên cạnh thuốc lá thì rượu cũng có những ảnh hưởng không nhỏ. Một lượng nhỏ rượu mỗi ngày sẽ có khả năng làm hạ huyết áp. Nhưng uống quá nhiều rượu cũng sẽ khiến cho huyết áp càng tăng cao. Nếu bạn đang dùng thuốc giúp ổn định huyết áp thì rượu sẽ làm cản trở hiệu quả của thuốc. Bạn hãy cố gắng giảm dần lượng rượu qua từng ngày. Nếu được bạn có thể đến bác sĩ để tìm hiểu lời khuyên để hạn chế rượu bia.
Hạn chế sử dụng rượu bia
4.3. Hạn chế các cảm xúc tiêu cực và stress trong công việc
Khi chúng ta quá căng thẳng, huyết áp trong cơ thể cũng sẽ dễ tăng cao. Do vậy hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân bị căng thẳng để loại bỏ chúng dễ dàng. Nếu không thể loại bỏ hãy thử một số phương pháp khác. Ví dụ như tập trung vào một việc mà bạn cảm thấy thích thú. Hãy hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây căng thẳng, tập thiền hay tham gia một khoá yoga nào đó,…
4.4. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
Các chuyên gia hầu hết đều khuyên rằng bạn nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Còn về lợi ích của việc tập thể dục thì chúng ta không thể nào từ chối được. Việc tập luyện thể dục thường xuyên không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tật mà còn giúp kiểm soát trọng lượng của cơ thể. Mà những lợi ích này sẽ càng tốt hơn nếu bạn có lịch luyện tập phù hợp.
Do đó, bạn hãy chọn môn thể thao nào mà mình có thể gắn bó lâu dài. Bạn có thể lựa chọn những bộ môn như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội để có thể luyện tập hằng ngày. Mỗi ngày chúng ta chỉ cần bỏ ra 30 phút tập luyện là đã có thể giúp cho huyết áp của bạn phát triển theo chiều hướng tích cực hơn rồi.
4.5. Theo dõi tình trạng huyết áp của bản thân thường xuyên
Thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà sẽ giúp bạn có thể quản lý nguy cơ gây bệnh cũng như phát hiện bất thường của cơ thể. Tương tự thì việc sức khoẻ định kỳ cũng là một cách giúp hòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Đặc biệt bạn phải luôn nhớ sử dụng thuốc điều trị huyết áp theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Nếu tình trạng huyết áp không ổn định vẫn kéo dài, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời tránh để ảnh hưởng đến tim mạch và các bộ phận khác của cơ thể.
Huyết áp không ổn định thì nên làm gì?
Huyết áp không ổn định là nguy cơ báo hiệu các vấn đề về sức khỏe và tính mạng con người. Để cải thiện tình trạng huyết áp không ổn định, người bệnh nên tập luyện đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng để điều hòa huyết áp Nếu bạn có nhu cầu chọn các loại máy chạy bộ tại nhà để tập luyện, đừng ngần ngại chần truy cập vào Sieuthitaigia.vn hoặc liên hệ tư vấn qua 1800 6884. Chúc bạn may mắn.
Huyết áp được hình thành do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch. Dù là huyết áp cao hay thấp cũng đều có ảnh hưởng rất nhiều đối với sức khỏe. Để khắc phục tình trạng về các bệnh huyết áp thì việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên luôn được các bác sĩ khuyến khích. Máy chạy bộ Elip hay xe đạp tập là một trong những thiết bị hỗ trợ tập luyện thể thao rất tốt. Việc tập luyện thường xuyên giúp ổn định huyết áp, tim mạch và giải tỏa căng thẳng. Với những người lớn tuổi thường bị tình trạng bệnh huyết áp và không thể vận động xuyên thì một chiếc ghế massage sẽ giúp cải thiện, nâng cao sức khỏe và tinh thần đẩy lùi bệnh huyết áp hiệu quả.
-
Sieuthitaigia.vn trung tâm mua sắm tại nhà với hệ thống siêu thị 63 tỉnh thành với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage, máy làm kem tươi, máy làm đá viên, máy hút chân không công nghiệp…được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay.
- Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc, giúp quý khách hàng trải nghiệm gần nhà tiện lợi để lựa chọn được cho gia đinh mình sản phẩm phù hợp nhất.
Câu hỏi thường gặp
Dạ chào chị. Huyết áp sẽ thay đổi không ổn định do lực co bóp tim, thể tích máu trong lòng mạch và diện tích tiết diện của mạch máu,...
Dạ chào chị. Huyết áp không ổn định là cách gọi chung của vấn đề huyết áp tăng giảm thất thường của cơ thể con người. Sự thay đổi này đến đột ngột hoặc cũng có thể diễn ra trong một thời gian dài.
Dạ chào chị. Đau đầu chóng mặt hoa mắt mỗi khi thay đổi môi trường hoặc một tư thế nào đó một cách đột ngột cũng là biểu hiện huyết áp không ổn định.
Dạ chào chị. Huyết áp lúc cao lúc thấp có thể bắt nguồn từ sự thay đổi đột ngột về mặt cảm xúc và trạng thái tâm lý, sử dụng chất kích thích,...
Dạ chào chị. Chúng ta nên hạn chế các cảm xúc tiêu cực và stress trong công việc, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, theo dõi tình trạng huyết áp của bản thân thường xuyên,...