Triệu chứng quai bị, biến chứng và cách phòng ngừa ở trẻ em
Theo thống kê, tại Việt Nam các triệu chứng quai bị thường hay xuất hiện ở trẻ em và gây ra những vụ dịch nhỏ, rải rác quanh năm. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng rõ ràng biến chứng quai bị lại vô cùng nguy hiểm như viêm màng não, viêm tinh hoàn, viêm tuyến mang tai, điếc tai,… nếu không chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Quai bị là một bệnh nhiễm trùng cấp tính dễ dàng lây lan qua đường hô hấp, thường bắt gặp ở trẻ em. Mặc dù là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan thành dịch, nhưng rất khó phát hiện với những triệu chứng quai bị ban đầu giống cảm cúm thông thường. Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị quai bị. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh quai bị
1. Nguyên nhân gây nên bệnh quai bị
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus quai bị (Mumps virus). Virus này có thể tồn tại bên ngoài cơ thể đến 60 ngày, ở nhiệt độ 200 độ C. Bệnh thường lây theo đường hô hấp và thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai. Bệnh lây từ người này qua người khác thông qua nước bọt hoặc dịch mũi họng chứa virus lúc người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, cười đùa, khạc nhổ…
2. Các triệu chứng quai bị thường gặp
2.1. Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn đầu tiên là ủ bệnh, thường kéo dài từ hơn 2 tuần. Lúc này trẻ em chưa có nhiều triệu chứng nào, nhưng vẫn có thể lây lan cho nhiều người khác khi tiếp xúc gần.
2.2. Giai đoạn khởi điểm
Ở giai đoạn này, trẻ em bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu dễ dàng nhận biết như: Sốt cao đột ngột, đau đầu, chán ăn, cơ thể suy nhược, nhức mỏi toàn thân, đau họng và đau góc hàm, sưng tuyến mang tai gây ra đau nhức

Quai bị gây sốt cao ở trẻ
2.3. Giai đoạn trọng điểm
Giai đoạn này, trẻ em biểu hiện đầy đủ tất các triệu chứng quai bị. Lúc này, bắt đầu có dấu hiệu viêm tuyến mang tai (hay còn gọi là viêm tuyến nước bọt). Trẻ sẽ bị sưng 1 bên mang tai, sau 2 ngày sẽ sưng cả bên còn lại. Hai bên má bị sưng bị sưng thì vùng da căng bóng, sờ nóng và đau hàm khi há miệng, nhai.
2.4. Giai đoạn lùi bệnh
Nếu trẻ được chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ khỏi bệnh ngay trong vòng 10 ngày. Tuyến mang tai cũng không bị sưng nữa.

Khi được điều trị, chăm sóc tình trạng tuyến mang tai sẽ hết sưng
3. Các biến chứng của quai bị
Quai bị nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, thì các triệu chứng quai bị sẽ dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm như:
- Viêm tụy cấp tính: Là một biểu hiện nặng của quai bị, trẻ có thể bị đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp.
- Viêm tinh hoàn: Triệu chứng sưng tinh hoàn, cơ thể sốt lại nặng hơn, cơ thể rét run, mệt mỏi, đau nhói vùng tinh hoàn lan xuống bẹn, đùi, lâu dần có thể gây vô sinh.
- Nhồi máu phổi: Trẻ có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn.
- Viêm màng não: Trẻ có thể thay đổi tính tình, khó chịu, bứt rứt trong người, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, thị giác. Lâu ngày gây tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, mắt kém đi.
- Một số biến chứng khác: Ngoài ra trẻ có thể mắc thêm một số bệnh khác như viêm cơ tim, viêm tuyến lệ, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, chức năng gan bị rối loạn.
4. Cách phòng ngừa và điều trị quai bị
Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào trị virus quai bị. Tuy nhiên, có thể điều trị tập trung cho đến khi nhiễm trùng tự hết và có thể điều trị ngay tại nhà bằng những cách sau đây:
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm và uống thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol. Uống nhiều nước.
- Tránh vận động nhiều, kiêng nước, kiêng gió.
- Chườm ấm hoặc chườm mát để tuyến nước bọt bớt sưng.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nếu có tắm thì nên tắm bằng nước ấm.
- Đảm bảo vệ sinh nhà cửa, thông thoáng, ngoài ra cần lau dọn các vật dụng, đồ chơi của trẻ.
- Thường xuyên vệ sinh thân thể sạch sẽ nhất là đường hô hấp, súc miệng bằng nước muối, đeo khẩu trang để tránh những viêm nhiễm gây nên bệnh quai bị.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị: Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên có thể đi tiêm vắc xin phòng bệnh để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài, hoặc có thể suốt đời. Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi thì chia ra 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, cách 6 tháng sau tiêm lần 2, đến 4-12 tuổi tiêm lần 3. Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi thì chia làm 2 lần, lần 1 tiêm lúc 12 tháng tuổi và lần 2 từ 4-12 tuổi.
- Đối với những người đã tiếp xúc gần với bệnh nhân bị quai bị nhưng chưa tiêm vắc xin, thì cần phải tiêm vắc xin quai bị ngay lập tức để bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh.
- Trong thời gian mắc bệnh, phụ huynh nên chăm sóc trẻ cẩn thận, cho trẻ nghỉ ngơi nhiều để giảm đau. Đặc biệt, khi có hiện tượng sưng đau ở tinh hoàn, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được sự trợ giúp kịp thời của bác sĩ, tránh trường hợp biến chứng làm viêm hoặc teo tinh hoàn dẫn đến vô sinh.
Lưu ý: Tuyệt đối không tự điều trị quai bị bằng các phương pháp dân gian truyền tai nhau như bôi lọ nồi, dùng mực tàu, đắp các loại lá cây vào vùng bị sưng. Một số bác sĩ cho rằng, điều này có thể khiến cho da bị nóng, phỏng tạo điều kiện thích hợp cho vi trùng từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào tuyến mang tai, khiến viêm nặng hơn, thậm chí có thể là nhiễm trùng.

Vắc xin là biện pháp phòng ngừa quai bị tốt nhất
5. Những lưu ý về vấn đề thực phẩm khi chăm sóc trẻ mắc quai bị
Khi trẻ có những triệu chứng quai bị, ngoài việc đưa trẻ đi khám ngay lập tức và thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ, phụ huynh cũng nên lưu ý một số vấn đề ăn uống của trẻ trong quá trình chăm sóc và điều trị.
5.1. Trẻ mắc bệnh quai bị nên ăn gì?
-
Chọn những món ăn dạng lỏng: Trẻ mắc quai bị thường sốt cao, mệt mỏi trong người, tuyến mang tai sưng lên khiến cho trẻ cảm thấy đau khi nhai và nuốt dẫn đến tình trạng biếng ăn, lười ăn, sức đề kháng yếu đi, kéo dài làm cho bệnh khó chữa. Vì vậy, phụ huynh nên cho trẻ ăn những món dạng lỏng như cháo hạt sen, súp, canh... Bên cạnh đó, ở giai đoạn này phụ huynh nên chia nhỏ các phần ăn trong ngày ra làm nhiều bữa, để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Một thời gian sau nếu thấy các triệu chứng quai bị của trẻ bớt dần, phụ huynh không nên vội vàng đổi sang khẩu phần ăn khác cứng hoặc thô hơn, mà phải duy trì cách ăn như hiện tại cho đến khi trẻ khỏi bệnh hẳn.
-
Các loại đậu: Các món ăn được chế biến từ các loại đậu đều mang giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, B1, B2, C, D, E, K,... làm tăng sức đề kháng cho trẻ. Một số món ăn được chế biến từ đậu như canh đậu hũ non rong biển, cháo đậu xanh, sữa đậu xanh, sữa đậu nành…
-
Các loại rau, củ, quả: Rau xanh, củ, quả rất giàu vitamin A, C, sắt, chất xơ kích thích quá trình tiêu hóa của trẻ. Trẻ mắc bệnh quai bị hệ tiêu hóa thường gặp nhiều vấn đề, ăn uống khó tiêu. Do đó, phụ huynh nên bổ sung rau xanh, trái cây để cơ thể trẻ hấp thu tốt hơn và bình phục nhanh hơn.

Trái cây, rau xanh giúp tăng sức đề kháng cho trẻ mắc quai bị
5.2. Trẻ mắc bệnh quai bị không nên ăn gì?
-
Thực phẩm có vị chua: Vì vị chua rất dễ kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều, gây đau đớn cho trẻ.
-
Thực phẩm có vị cay, nóng: Các thực phẩm như tiêu, ớt, gừng,... làm cơ thể trẻ rất khó tiêu hóa ở thời điểm này, ít hấp thu chất dinh dưỡng khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi.
-
Gạo, nếp: Những món ăn này được các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng cho trẻ khi mắc bệnh quai bị ,vì có thể làm cho quai hàm sưng to hơn, gây đau đớn cho trẻ.

Thực phẩm có vị chua kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều
Trên là những kiến thức về triệu chứng quai bị. Bạn hãy trang bị những kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình và nhất là cho con trẻ. Thường xuyên truy cập website sieuthitaigia.vn để biết thêm về những cách chăm sóc sức khỏe hữu ích cũng như phòng bệnh. Nếu bạn có nhu cầu mua sắm các thiết bị thể dục thể thao như máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage nâng cao sức khỏe , có thể tham khảo trên website hoặc gọi đến hotline 1800 6884 để được tư vấn và đặt hàng nhanh chóng.
Ai cũng biết rèn luyện thể dục thể thao là cách để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Nhưng trong cuộc sống bận rộn như hiện nay thì dành ra 2 tiếng mỗi ngày để tập luyện là điều xa xỉ đối với nhiều người. Do đó, giải pháp mà Elipsport dành cho bạn chính là tập luyện tại nhà với máy chạy bộ điện Elipsport, xe đạp tập thể dục hoặc thư giãn tinh thần với ghế mát xa. Hãy chọn cho mình thiết bị phù hợp nhất và bắt đầu tập luyện tập ngay hôm nay nhé!
-
Sieuthitaigia.vn trung tâm mua sắm tại nhà với hệ thống siêu thị 63 tỉnh thành với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage, máy làm kem tươi, máy làm đá viên, máy hút chân không công nghiệp…được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay.
- Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc, giúp quý khách hàng trải nghiệm gần nhà tiện lợi để lựa chọn được cho gia đinh mình sản phẩm phù hợp nhất.