Bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không? cần lưu ý điều gì?
Nhiều người bệnh thường thắc mắc liệu người bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không hay nên thư giãn và nằm tại chỗ. Khoa học đã chứng để cải thiện bệnh tình, bệnh nhân cần vận động thường xuyên để làm chậm quá trình lão hóa cột sống.
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh về cột sống khá phổ biến trong cộng đồng đặc biệt là những người ở độ tuổi 20 – 49. Các bác sĩ vật lý trị liệu đã khuyến cáo bệnh nhân nên tập luyện một số môn thể thao nhẹ nhàng để giúp phục hồi cơ thể và hạn chế các triệu chứng. Liệu bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không? Họ cần lưu ý điều gì trong quá trình vận động?
1. Tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống
Phần đĩa đệm ở cột sống có cấu tạo từ vỏ bao xơ và bên trong có nhân nhầy. Bệnh thoát vị đĩa đệm thường xảy ra khi phần nhân mềm bên trong gây thương tổn hoặc vỏ bao xơ bị rách khiến cho nhân bị đẩy ra ngoài. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống và có khả năng kích thích các dây thần kinh gần đó. Tùy thuộc vào tình trạng tổn thương đĩa đệm mà bệnh nhân có khả năng bị đau yếu, tê ở chân hoặc cánh tay.
Bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra do quá trình hao mòn tự nhiên của cơ thể. Càng lớn tuổi, đĩa đệm sẽ kém linh hoạt, dễ bị rách hoặc vỡ nếu gặp phải chấn thương nhỏ hoặc căng thẳng. Đôi khi, việc sử dụng chân, đùi, cơ lưng quá mức để nâng vật nặng sai cách cũng làm thoát vị đĩa đệm. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thường không được xác định.
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh không nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể cải thiện bệnh bằng những biện pháp không xâm lấn. Tuy nhiên, để được chẩn đoán bệnh và tìm ra phương pháp chăm sóc sức khỏe hợp lý, bệnh nhân nên đến bệnh viện ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh.
2. Người bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?
Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong vận động. Nhiều người nghĩ rằng giữ cơ thể thư giãn và không làm gì cả là cách tốt nhất để điều trị bệnh này. Song đây là quan niệm sai lầm khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn. Cơ thể đặc biệt là cột sống sẽ lão hóa nhanh hơn. Các đĩa đệm bị dịch chuyển trước đây sẽ rời khỏi vị trí ban đầu nhiều hơn.
Theo các chuyên gia sức khỏe, đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng là cách để tập luyện kéo giãn cột sống để tránh tạo áp lực đè nén lên nó. Đây là lựa chọn thích hợp để giúp các khớp xương tập thể dục, được vận động thoải mái và linh hoạt hơn.
Tập luyện chạy bộ đều đặn mang lại cơ thể khỏe mạnh cho người tập, nó thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, từ đó cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đến các mô cột sống, hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?
Theo các nhà khoa học, việc chạy bộ là một hoạt động có phần hơi “quá sức” so với các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, chạy bộ nhẹ nhàng và đúng cách sẽ giúp cải thiện tình tình trạng bệnh.
Khi chạy bộ với cường độ hợp lý và đều đặn, các khớp xương sẽ được thư giãn không tạo áp lực lên cột sống, từ đó các đốt sống được linh hoạt hơn. Hình thức tập luyện này giúp các khối đĩa đệm bị dịch chuyển hạn chế di chuyển ra xa vị trí ban đầu nhiều hơn.
Như đã đề cập, phương pháp chạy bộ chỉ thực sự có hiệu quả khi chạy bộ đúng cách. Vì vậy trước khi thực hiện bạn có thể tham khảo các ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực để được tư vấn kỹ càng.
Xem thêm:
- Chạy bộ tăng cơ chân không? Chạy bao lâu để tăng cơ
- 5 lợi ích nhận được khi bạn chạy bộ buổi tối là gì?
- 10 lợi ích của việc chạy bộ vào buổi sáng
3. Lưu ý khi chạy bộ dành cho người thoát vị đĩa đệm
Mặc dù được xem là cách cải thiện các căn bệnh xương khớp và cải thiện sức bền cho cơ thể, song nếu không chạy bộ đúng cách, tình trạng bệnh xương khớp bao gồm cả thoát vị đĩa đệm sẽ trở nặng hơn. Bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không? Có thể nhưng bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng vừa phải với cường độ phù hợp với cơ thể. Bạn nhớ lưu ý không tăng cường độ khi chạy bộ hoặc chạy quá nhanh, quá gấp gáp.
- Trang bị phù hợp với bản thân chẳng hạn như giày thể thao vừa với chân, quần áo rộng rãi, thoáng mát và đặc biệt không quá bó sát.
- Chọn khu vực tập luyện bằng phẳng không gồ ghề. Nên khởi động kĩ trước khi chạy khoảng 5 – 10 phút để không bị chuột rút, đau cơ.
- Không nên mang vác vật nặng khi đang chạy
- Không nên chạy khi đang ăn no hoặc đang đói. Bạn nên giữ cho mình tinh thần thoải mái để tập luyện vận động.
- Điều bạn ưu tiên là sự thoải mái, vì vậy bạn không nên tập luyện khi cảm thấy mệt mỏi hoặc quá sức.
- Ngoài ra vấn đề ăn uống và nghỉ ngơi cũng cần được ưu tiên đối với người bị thoát vị đĩa đệm. Bạn nên thường xuyên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và theo dõi tình trạng bệnh của mình.

Lưu ý khi chạy bộ dành cho người thoát vị đĩa đệm
4. Một số bài tập cho người thoát vị đĩa đệm
Bài tập ôm 1 gối
- Bạn nằm với tư thế ngửa trên sàn, hai chân đặt song song
- Tiếp đó, bạn co một bên chân lên để đầu gối ép sát vào bụng
- Hai tay bạn ôm lấy đầu gối và kéo về sát bụng, bên chân còn lại giữ thẳng nguyên
- Giữ yên tư thế này trong vòng 2 nhịp đếm, sau đó đổi bên.
- Thực hiện lặp lại động tác này trong khoảng từ 10 đến 15 lần.
Bài tập cầu nhỏ
- Bạn nằm với tư thế ngửa trên sàn, thả lỏng tay chân
- Tiếp theo, bạn gập gối của 2 chân lại, bàn chân vẫn chống trên sàn. Sau đó, bạn nâng mông lên cao khỏi mặt đất
- Giữ nguyên tư thế này trong vòng 10 giây, sau đó thả lỏng.
- Thực hiện lặp lại động tác này trong khoảng từ 10 đến 15 lần.
Bài tập đạp xe dành cho người bị thoát vị đĩa đệm

Bài tập đạp xe dành cho người bị thoát vị đĩa đệm
- Bạn nằm với tư thế ngửa trên sàn, thả lỏng 2 tay ở hai bên hông
- Bạn gập 2 gối lại và đạp 2 chân theo hình vòng tròn nhẹ nhàng trên không mô phỏng động tác đạp xe. Đạp liên tục cho đến khi nào cảm thấy mỏi thì dừng lại.
- Thực hiện lặp lại động tác này trong khoảng từ 10 đến 15 lần.
Bài yoga tư thế con mèo
- Bạn chống 2 tay xuống sàn, quỳ gối để tạo cho cơ thể có 4 điểm tựa.
- Tiếp theo, bạn cong lưng hết cỡ và gồng mình lại
- Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 giây rồi từ từ hạ lưng xuống
- Thực hiện lặp lại động tác này trong khoảng từ 10 đến 15 lần.
5. Những môn thể thao mà bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tránh
Không phải môn thể thao nào cũng tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm. Bạn hãy tránh xa một số bộ môn sau đây nếu muốn đảm bảo cho vùng đĩa đệm của mình luôn tốt:
- Nâng tạ: Động tác cúi người xuống nâng tạ sẽ khiến cột sống bị sốc trong khi việc nằm ngửa đẩy tạ lên xuống cũng khiến cho bệnh thêm trầm trọng. Vì thế, bạn hãy tránh xa động tác đẩy và nâng tạ để không làm cho cột sống vốn đang bị yếu càng thêm quá tải.
- Động tác vặn người: Bệnh thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở phần cột sống thắt lưng ngay phía trên hông. Động tác vặn ngừa sẽ làm cho đĩa đệm bị thoát vị nhanh hơn tốc độ bình thường.
- Giữ thẳng chân: Những bài tập yêu cầu đôi chân luôn được giữ thẳng sẽ khiến cho cột sống tăng thêm áp lực. Chính vì thế, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần tránh xa các động tác duỗi thẳng hai chân, nằm ngửa, cúi xuống chạm ngón tay vào mũi chân và động tác giữ cho chân thẳng.
- Động tác tập riêng phần chân: Bệnh nhân không nên tập máy tập chân. Những bài tập nhấn mạnh đôi chân có thể khiến cho tình trạng đau càng thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, những động tác co, đẩy chân cũng khiến áp lực vùng đốt sống ở cùng cụt tăng lên khá nhiều.
- Động tác ngồi xổm sẽ khiến lực nén lên phần cột sống và đĩa đệm tăng thêm. Nếu người bệnh ngồi xổm trong thời gian lâu sẽ khiến cho đĩa đệm bị chèn ép, không thể hấp thu các dưỡng chất, ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống, khiến bạn bị đau lưng.

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm không nên ngồi xổm
6. Một số hoạt động bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tránh
Những cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra sẽ được cải thiện trong một vài tuần. Mặc dù vậy, bạn có thể vô tình khiến cơn đau càng thêm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày. Chính vì thế, bạn hãy tránh những hoạt động sau để hạn chế các rủi ro liên quan:
- Không nên ngồi nhiều để vùng cột sống và đĩa đệm không bị căng thẳng. Khi ngồi, bạn cần giữ cho lưng thẳng, đùi ngang với sàn nhà và không nên thấp hơn đầu gối để các cơ không bị tổn thương.
- Bạn nên sử dụng khăn cuộn lại hoặc gối nhỏ đặt ở phía sau lưng nhằm giảm tải lực tác động lên phần lưng dưới.
- Nếu tính chất công việc đòi hỏi bạn phải ngồi trong một thời gian dài thì bạn hãy dành khoảng 30 phút để kéo giãn người, hạn chế các chấn thương.
- Việc cúi người thường xuyên để thực hiện các hoạt động sống như hút bụi, giặt giữ hoặc làm việc có khả năng khiến lưng bạn bị áp lực, làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Vì thế, bạn hãy hạn chế làm những việc này đến khi cảm thấy lưng tốt hơn.
- Bạn không nên tập luyện những bài tập có chuyển động mạnh như squat, ép chân, nhảy dây hoặc tư thế yoga khó nếu không muốn triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng, làm phức tạp thêm việc điều trị bệnh.
Thoát vị đĩa đệm mặc dù là căn bệnh gây khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt của con người nhưng bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng trên bằng cách tập chạy bộ nhẹ nhàng. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không và biết cách chạy bộ an toàn. Để đảm bảo an toàn bạn nên tập chạy bộ tại nhà. Hiện nay Sieuthitaigia có cung cấp các sản phẩm máy chạy bộ tại nhà cho bạn. Còn chần chờ gì mà không gọi vào hotline 1800 6884 hoặc tham khảo website sieuthitaigia.vn để được tư vấn chi tiết.
Để đảm bảo an toàn và linh động thời gian bạn nên chọn các sản phẩm luyện tập gym tại nhà như máy chạy bộ Elip, xe đạp tập,... vừa chất lượng vừa nhỏ gọn tiết kiệm không gian sống. Tham khảo các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thể thao tại nhà trên Sieuthitaigia.vn để chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhé!
-
Sieuthitaigia.vn trung tâm mua sắm tại nhà với hệ thống siêu thị 63 tỉnh thành với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage, máy làm kem tươi, máy làm đá viên, máy hút chân không công nghiệp…được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay.
- Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc, giúp quý khách hàng trải nghiệm gần nhà tiện lợi để lựa chọn được cho gia đinh mình sản phẩm phù hợp nhất.
Câu hỏi thường gặp
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh không nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể cải thiện bệnh bằng những biện pháp không xâm lấn. Tuy nhiên, để được chẩn đoán bệnh và tìm ra phương pháp chăm sóc sức khỏe hợp lý, bệnh nhân nên đến bệnh viện ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh.
Có. Theo các chuyên gia sức khỏe, đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng là cách để tập luyện kéo giãn cột sống để tránh tạo áp lực đè nén lên nó. Phương pháp chạy bộ chỉ thực sự có hiệu quả khi chạy bộ đúng cách. Bạn có thể tham khảo các ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực để được tư vấn kỹ càng.
Không tốt. Cơ thể đặc biệt là cột sống sẽ lão hóa nhanh hơn. Các đĩa đệm bị dịch chuyển trước đây sẽ rời khỏi vị trí ban đầu nhiều hơn.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng vừa phải với cường độ phù hợp với cơ thể. Bạn nhớ lưu ý không tăng cường độ khi chạy bộ hoặc chạy quá nhanh, quá gấp gáp.
Có. Bạn không nên ngồi nhiều để vùng cột sống và đĩa đệm không bị căng thẳng. Khi ngồi, bạn cần giữ cho lưng thẳng, đùi ngang với sàn nhà và không nên thấp hơn đầu gối để các cơ không bị tổn thương.